Tóm tắt truyện Bố của Xi- mông chi tiết hoàn chỉnh nhất

Tóm tắt truyện Bố của Xi-mông hoàn chỉnh nhất sau đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 9 có thêm kiến thức để phục vụ học tập và làm bài tập.

Bố của Xi- mông là văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9. Việc tóm tắt truyện Bố của Xi- mông giúp các em học sinh nắm chắc được kiến thức. Đồng thời ôn luyện để phục vụ kỳ thi, kiểm tra sắp tới. Dưới đây là một số bản tóm tắt và các vấn đề liên quan đến tác phẩm cho các em tham khảo.

Tóm tắt truyện Bố của Xi-mông

Content

Khái quát tác giả tác phẩm

Tác giả

Bố của Xi- mông là tác phẩm của nhà văn người Pháp G. Mô- pa- xăng. Ông trước đây từng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đến khoảng năm 1871-1880, ông bắt đầu con đường sáng tác của mình bằng những bài thơ. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, ông đã cho ra đời hơn 300 truyện ngắn. Một số tác phẩm hay có thể kể đến như Người đã khuất, Món tư trang, Cái thùng con…

Tác phẩm

Phần văn bản trong sách giáo khoa là một phần của tác phẩm Bố của Xi- mông.

Văn bản được chia làm bốn phần. Thông qua việc miêu tả tâm lý của Phi- líp, Blăng- sốt và Xi- mông, chúng ta cảm nhận được tình yêu thương bạn bè sâu sắc. Rộng lớn hơn, đó còn là tình yêu thương đồng loại, thấu hiểu và cảm thông cho nỗi đau của họ.

Dưới ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc khiến  nội tâm nhân vật được khắc họa rõ nét. Hình thức thể hiện nội dung cô đọng, súc tích nhưng vẫn chứa đựng nội dung phong phú. Đủ sức thuyết phục và dẫn dắt người đọc đi đúng hướng của tác giả.

Tóm tắt truyện Bố của Xi- mông

Bản tóm tắt số 01

Xi- mông là cậu bé có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Cậu bé chỉ mới 7-8 tuổi nhưng rất nhút nhát và không biết cha của mình là ai. Chính vì vậy, cậu thường bị bạn bè xa lánh, thậm chí là trêu chọc khiến cậu bé rất buồn. Cậu đến bên con sông và có ý định tự tử. Thật may, bác Phi- líp biết được chuyện và đưa em về nhà. Xi-mông gọi bác Phi- líp bằng bố. Và từ đó, em vẫn luôn có niềm tin vào việc mình luôn có một người bố.

Bản tóm tắt số 02

Xi-mông chỉ mới lần đầu đi học nhưng đã bị bạn bè trêu chọc vì chuyện không có bố. Cậu rất buồn, đau khổ và đã xông đến đánh chúng để phủ nhận điều đó. Cậu lựa chọn cách tự tử để giải quyết vấn đề. Nhưng khi đến bờ sông, cảnh vật thiên nhiên đã thu hút cậu bé 7 tuổi. Cậu gặp được bác Phi- líp, cùng bác giãi bày tâm sự. Cậu muốn được gọi bác Phi- líp là bố và ông đã nhận lời. Bác cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của cậu bé và mẹ cậu. Cuối cùng, bác Phi- líp ngỏ lời muốn lấy mẹ cậu Xi- mông. Thế là từ này, cậu bé Xi- mông đã có người bố của mình.

Bản tóm tắt số 03

Bố của Xi- mông là câu chuyện kể về cậu bé Xi- mông. Cậu lớn lên trông có vẻ ngoài hơi gầy và nhút nhát. Điều đáng nói ở đây chính là cậu không có bố. Đó là nguyên nhân khiến Xi- mông bị bạn bè chọc ghẹo khi mới đến trường. Điều này khiến cậu rất đau lòng và có ý định nhảy sông tự tử. Thật may, vào thời khắc quan trọng nhất, cậu bé gặp được bác thợ rèn Phi- líp. Được tâm sự với bác, Xi- mông như được giải tỏa. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi bác Phi- líp đồng ý làm bố của Xi- mông. Từ nay trở đi, Xi- mông đã có một người bố thực sự. Cậu bé có đủ sức mạnh để chống lại những ai từng trêu chọc cậu.

Bản tóm tắt số 04

Truyện Bố của Xi- mông kể về cuộc đời cũng như hành trình gặp bố tương lai của Xi- mông. Xi- mông là con của Blăng- sốt, đó là kết quả khi mẹ cậu bị lừa dối bởi người đàn ông xấu. Vì lẽ đó, trong mắt mọi người, cậu không có bố và không được tôn trọng. Khi cậu đến trường, bạn bè thường xuyên gây sự, chọc ghẹo cậu về chuyện này. Nỗi tủi nhục, đau khổ bao trùm lấy cậu bé chỉ mới 7-8 tuổi. Cậu quyết định tìm đến bờ sông tự tử để giải tỏa nỗi niềm. Nhưng từ đây, cậu đã gặp được người thợ rèn có tên là Phi- líp. Bằng những cử chỉ ân cần, bác khuyên Xi- mông không nên tự tử và cậu đồng ý. Về sau, Phi- líp trở thành bố của Xi- mông và bạn bè không còn chế giễu cậu ấy nữa.

Trên đây là phần tóm tắt truyện Bố của Xi- mông và một vài thông tin liên quan. Rất mong rằng với những gì chúng tôi cung cấp, các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài học. Chúc các em luôn học tốt và đạt điểm cao trong mỗi kỳ thi nhé.

Xem thêm: Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà hay nhất

Văn Học Lớp 9 -