Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí chi tiết, đem đến những tài liệu phục vụ học sinh trong học tập.

Viết về chủ đề người lính, có rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Thông qua đó, chân dung người lính hiện lên hết sức sinh động và đẹp mắt. Những con người quả cảm, dám hết mình vì công cuộc bảo vệ đất nước. Hãy cùng phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí.

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí

Content

Dàn ý phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí

Mở bài

Khái quát về hai bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí.

Nêu bật lên phẩm chất đáng quý của người bộ đội cụ Hồ. Ví dụ như tinh thần đoàn kết, chịu thương chịu khó, anh dũng, quả cảm.

Thân bài

Những vẻ đẹp được thể hiện trong bài thơ Đồng chí

Những người đồng chí, đồng đội được hình thành từ nhiều yếu tố. Đó là người có nguồn gốc xuất thân, “quê hương anh”, “làng tôi”.

Họ đến đây vì có chung lý tưởng sống và chiến đấu hết mình. Hình ảnh “súng bên súng chính là sự tương đồng về lý tưởng, hành động. Tình anh em đoàn kết, chung sức một lòng, “đầu sát bên đầu” thể hiện sự gần gũi. Những gian lao, gian khó đã khiến tình đồng chí càng thêm khăng khít.

Đồng chí, đồng đội cùng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn trăm bề. “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Mọi sự đều được sẻ chia qua hành động thiết thực “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Người đồng chí thẳng thắn, cương trực trong chiến đấu, nhưng lại có tâm hồn lãng mạn. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc.

Phân tích vẻ đẹp người lính trong chiến đấu qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Chân dung người lính đồng hành cùng những chuyến đặc biệt. Những chiếc xe không có kính cho người ta hình dung rõ hơn về sự khốc liệt của chiến tranh.. Con đường đầy hiểm nguy, chiếc xe có thể bị tàn phá bởi bom đạn kẻ thù bất kể lúc nào.

Giữa nguy nan, người lính vẫn hiện lên phong thái ung dung, hiên ngang, ngoan cường. Mọi nguy hiểm với họ đều không đáng lo ngại, như cái cách “ung dung buồng lái ta ngồi”.

Quá trình di chuyển gặp nhiều khó khăn, “gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim”. Mọi thứ đều như “sa”, “ùa” vào buồng lái.

Tình đồng chí được kết nối qua khung kính vỡ rồi, đó là sự đồng cảm, sẻ chia lúc hoạn nạn. “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” chân thực đến lạ.

Hình ảnh “vì miền Nam phía trước” thể hiện sự tin tưởng thắng lợi sẽ đến vào một ngày không xa.

Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đại diện cho tâm hồn người chiến sĩ. Họ luôn giữ lửa yêu nước, cùng tinh thần chiến đấu quyết liệt.

Những điểm chung của người đồng chí trong hai tác phẩm

Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Đồng chí khắc họa chân dung người chiến sĩ với những nét đẹp đáng quý. Đó là người có cùng lý tưởng chiến đấu và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc. Tinh thần yêu nước, bất chấp mọi hiểm nguy cùng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.

Mỗi bài còn lột tả một vẻ đẹp riêng của người lính.

Đồng chí của Chính Hữu là bức chân dung của người nông dân tham gia chiến đấu. Ở họ có nét mộc mạc, chân chất hòa cùng sự lãng mạn như những thi sĩ.

Bài thơ về tiểu đội xe kính là những người chiến sĩ ngồi buồng lái, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình tượng người chiến sĩ chứa bao sức trẻ, sôi nổi, ngang tàng.

Kết bài

Khẳng định giá trị trường tồn của hai tác phẩm. Đồng thời, nâng cao giá trị của người lính ở thời điểm hiện tại.

Bài viết phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí

Chiến tranh đã lùi xa cách đây mấy mươi năm nhưng những gì chiến tranh để lại vẫn còn mãi. Đó là sự tàn phá nặng nề chiến tranh, là những gia đình vợ mất chồng, cha mất con. Chiến tranh khiến người ta cảm nhận rõ hơn những hi sinh thầm lặng của người chiến sĩ. Ban đầu, họ cũng chỉ là những thanh niên trẻ. người nông dân mộc mạc, chất phác. Nhưng tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc đã khiến họ lên đường xông pha chiến trận. Hãy cảm nhận vẻ đẹp của người lính trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đồng chí là tác phẩm của Chính Hữu được viết vào những ngày ông và đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. Đây là một trong những bài thơ nổi tiếng về người lính trong thời kỳ chống Pháp.

Đồng chí lấy trọng tâm là người nông dân thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Họ- những người nông dân quanh năm sống trong sự bao bọc của lũy tre làng. Họ bỏ lại tất cả đằng sau, là “nước mặn, đồng chua”, là “đất cày lên sỏi đá”. Những người nông dân hiện lên với vẻ đẹp chất phác, bình dị nhưng vô cùng cao quý. Trước đây, họ chẳng biết đến chiến trận này khốc liệt thế nào. Họ đến với cuộc chiến theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Cái thứ mà ngày chiến tranh ấy, ai cũng lấy làm điểm tựa mà vùng dậy.

Những người chiến sĩ dù ở nhiều phương trời khác nhau. Nhưng có những điểm chung giống nhau đến lạ. Họ đều là người trụ cột của gia đình, đều sống xa nhà, đều phải để vợ con cùng ruộng nương ở lại. Khó khăn, gian khó họ chẳng màng, “gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Vốn dĩ khi chiến đấu họ đã chẳng màng đến mọi thứ xung quanh. Đó phải chăng là tinh thần nghĩa hiệp, là đức hi sinh mong một ngày đất nước được hòa bình?

Súng là vật bất ly thân của những người lính. Nay Chính Hữu kể, “súng bên súng, đầu sát bên đầu” thể hiện tinh thần đoàn kết của người chiến sĩ. Rồi còn đó hình ảnh “đôi tri kỷ” nghe như đã thân quen từ lâu lắm. Họ gọi nhau bằng hai tiếng thân thương “đồng chí”. Cái từ nghe nhẹ nhàng nhưng ẩn sau đó là cả tầng ý nghĩa sâu sắc. Người ta chỉ gọi nhau là đồng chí khi cùng lý tưởng sống, cùng đích đến. Đó còn là người sẽ đồng cam cộng khổ cùng nhau trong thời gian dài.

Hình ảnh những người đồng chí được Chính Hữu ghi lại bởi những chi tiết vô cùng mộc mạc. Đó là “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá”, là “chân không giày”… Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, đói rét khiến người lính đối mặt với cơn sốt rét dài ngày. Đó là “miệng cười buốt giá”, “sốt run người”, “vầng trán ướt mồ hôi”… Đằng sau những nỗi đau mà họ phải chịu vẫn hiện lên sức sống vững vàng, mãnh liệt, “Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.

Những tưởng những con người quanh năm với ruộng vườn, nay vác thêm cây súng càng thêm khô khan. Nhưng không, qua nhiều hình ảnh, người ta thấy một tâm hồn đẹp đẽ vô ngần.

Người đồng chí thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước vô bờ bến. Nhớ những chi tiết nhỏ như “giếng nước gốc đa”, rồi niềm thương “gian nhà không”. Rồi cả sự cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ của người khác. Cuộc tâm tình ngắn khiến họ hiểu hơn về hoàn cảnh của nhau.

Đọc Đồng chí, người ta ấn tượng với hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Phải là người có tâm hồn bay bổng mới cảm nhận được vẻ đẹp từ đây. Đầu súng trăng treo là hình ảnh tả thực. Khi cây súng được nhấc bổng trên vai người lính thì bóng trăng cũng hiện hữu trên đó. Nhưng nó cũng phần nào thể hiện sự lạc quan của người lính. Súng vừa là biểu tượng của chiến tranh nhưng cũng biểu trưng cho tinh thần chiến đấu của người lính. Muốn có cuộc sống hòa bình, lẽ dĩ nhiên, người ta phải chiến đấu.

Những người lính trong thơ Chính Hữu hiện lên với vẻ đẹp hết sức thi vị, chân thực, lung linh. Anh bộ đội cụ Hồ được khắc họa cùng tình đồng chí cao đẹp- cái thứ tình của thời đại mới.

Qua đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Nguyễn Tiến Duật, người ta lại thấy chân dung một người lính khác. Họ không được miêu tả cụ thể về quê hương, đời sống. Nhưng họ hiện lên với tư thế hiên hang, quật cường, vượt mọi mưa bom trên tuyến đường Trường Sơn.

Mở đầu bài thơ, người ta thấy một hoàn cảnh hết sức éo le. Những chiếc xe không có kính nhưng người lái vẫn thật ung dung.

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

Ừ thì những chiếc xe đó trần trụi thật. Trần trụi đến mức cái kính che mưa, che gió cũng chẳng còn. Nhưng, phong thái người cầm lái khiến ta thêm phần bội phục. Cái “ung dung” thể hiện tư thế hiên hang cùng tinh thần dám đương đầu với hiểm nguy. Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần và cách ngắt nhịp 2/2/2 càng thể hiện điều đó. Câu chuyện của những chiếc không có kính trên tuyến đường Trường Sơn quá đỗi bình thường. Cho nên chẳng còn ai bận tâm đến nữa.

Không có kính mang đến cho người chiến sĩ những trải nghiệm hiếm có.

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.”

Đọc những câu thơ của Phạm Tiến Duật, ngoài cái cay mắt thương cho người chiến sĩ. Người ta còn thấy một hồn thơ lãng mạn, bay bổng. Những cơn gió thổi vào mặt khiến mắt cay đắng, một cảm giác thật khó chịu. Người chiến sĩ nhanh chóng “xoa” đi cái khó chịu đó để tiếp tục hành trình. Sao trời và cánh chim trở thành người bạn đồng hành của những chuyến xe. Mọi thứ trở nên gần gũi hơn, “như sa, như ùa”. Hình ảnh khiến người ta nhớ nhất trong bài thơ chính là “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Con đường được nhắc đến là tuyến đường Trường Sơn. Con đường huyết mạch đánh Mỹ, giải phóng miền Nam. Nhưng có lẽ đó cũng chính là con đường tìm đến hòa bình, độc lập dân tộc mà mỗi người con đất Việt hướng đến.

Ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người ta thấy những con người trẻ nhiệt tình và năng nổ. Mọi thứ khó khăn khi phải lái chiếc xe không có kính được dẹp bỏ. Thay vào đó là sự khoan thai đến lạ. Giữa những hiểm nguy rình rập hàng ngày hàng giờ, họ vẫn “phì phèo châm điếu thuốc”. Rồi cả những tiếng cười “haha” nghe thật sảng khoái. Tin chắc rằng, vì sự thoải mái đó mới chính là nguồn động lực lớn nhất để thúc đẩy thành công. Những cơn mưa khiến chiếc áo mỏng ướt đi, nhưng người lính vẫn “Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa”. Có vẻ như việc ướt áo diễn ra quá thường xuyên, họ quá quen với việc này rồi. Rồi mưa dứt, gió thổi qua khiến chiếc áo cũng nhanh khô thôi. Người ta vẫn thấy sự ngang tàng vốn có của những người chiến sĩ. Những cuộc hội họp của người lính lái xe cũng thật đặc biệt. Mỗi người đều mang một tâm trạng riêng, cùng chịu chung một nỗi khổ. Những chiếc xe không kính về họp thành tiểu đội. Họ dùng những cái bắt tay để làm quen, để chào và cũng để động viên nhau.

Thời chiến tranh, không chỉ thiếu kính mà còn thiếu đèn, thiếu mui xe, thùng xe có xước… Những chiếc xe kiên cường qua mưa bom bão đạn tiến thẳng miền Nam- nơi đang cần họ. Mỗi người lính hiểu và cảm thông cho điều đó. “Chỉ cần trong xe có một trái tim” chính là lời khẳng định chắc nịch của người cầm lái. Đi đâu cũng được, khó khăn tới cỡ nào cũng sẽ vượt qua. Trái tim yêu thương con người, trái tim nguyện hi sinh để bảo vệ tổ quốc đã giúp họ làm điều đó.

Đọc và cảm nhận hai bài thơ, ta nhận thấy những điểm tương đồng đặc biệt. Họ gần như đều là những người thanh niên trẻ, đầy nhiệt huyết và đam mê cháy bỏng. Họ tham gia cuộc chiến đấu vì muốn bảo vệ sự bình yên, hòa bình của dân tộc. Khó khăn, gian khổ dù ở trong hoàn cảnh nào họ đều có thể vượt qua. Cái tinh thần mạnh mẽ, kiên cường tiếp thêm sức mạnh để nắm chắc tay súng.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu”

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Những con người không cùng nơi sinh ra lớn lên nhưng lại là người bạn chí cốt trên chiến trường. Trong “Đồng chí” người ta thấy cái nắm tay đầy nghĩa tình, “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Còn qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ta lại thấy cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Những cái nắm tay, bắt tay như muốn truyền thêm hơi ấm và nguồn năng lượng mới cho chiến sĩ.

Hai bài thơ có những cách thể hiện riêng về tình cảm và cách xây dựng nhân vật. Ở Đồng chí, Chính Hữu lấy hình tượng người lính có xuất thân là người nông dân. Ở họ luôn chất chứa vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, giản dị. Đó là những người đến từ “quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Những người chiến sĩ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, nhưng cùng chung một lý tưởng. họ bỏ lại đằng sau là giếng nước ao làng, là vợ con, cha mẹ…

Còn người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại mang nét trẻ trung, tinh nghịch. Xét trên nhiều phương diện, điều này cũng dễ hiểu. Ở thời điểm bài thơ ra đời, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt. Những người thanh niên Bắc trẻ, căng tràn nhiệt huyết hăng hái tham gia chiến đấu. Có những người chỉ mới vừa bước vào tuổi mười tám đôi mươi, tuổi đẹp nhất đời người. Nhờ vậy mà phong thái cũng như thâm thế hị đối diện khó khăn trở nên khác biệt. Cái mà người ta vẫn gọi là khí thế mới mang tầm vóc thời đại.

Có thể thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào, người bộ đội cụ Hồ vẫn luôn hiện lên sáng rõ và tươi mới. Những tháng ngày chiến đấu, người đồng chí, đồng đội là kỷ niệm theo sát họ trên mỗi cuộc hành trình. Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính- hai bài thơ, hai giọng điệu khác nhau. Nhưng chung quy lại, nó đều giúp chúng ta hình dung rõ hơn về hình ảnh người chiến sĩ thời kháng chiến. Từ đó, nuôi dưỡng tình yêu thương quê hương, trân trọng giá trị sống mà cha ông đổ máu và cả nước mắt để giành lại.

Trên đây là bài phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí. Hy vọng nó sẽ giúp ích các em thật nhiều trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong mỗi kỳ thi. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều bài học bổ ích nhé.

Xem thêm: Phân tích hình tượng người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Văn Học Lớp 9 -