Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng, cách sử dụng và ví dụ
Nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh được sử dụng nhiều trong ngữ pháp tiếng việt, chúng làm giảm bớt đi sự tiêu cực trong lời nói hay câu văn.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nói giảm nói tránh. Định nghĩa như nào, cách dùng ra sao, ứng dụng như thế nào. Không những thế còn giúp bạn phân biệt được nói quá và nói giảm nói tránh. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Bài Viết
Nói giảm nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng tế nhị. Chúng làm giảm đi cảm giác ghê sợ hay đau buồn đối với người nghe. Chúng được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với nhau. Bên cạnh đó trong văn học cũng sử dụng không ít.
Cách sử dụng và một vài ví dụ về nói giảm nói tránh
Tìm hiểu về cách sử dụng cũng như đưa ra một số ví dụ cụ thể về nói giảm nói tránh. Điều này sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về biện pháp tu từ này.
Nói giảm nói tránh được sử dụng như thế nào?
Trong giao tiếp thay vì sử dụng nhiều ngôn từ gây ấn tượng về tính chất sự vật, sự việc của người nói. Người ta thường dùng những từ ngữ đồng nghĩa để làm giảm đi được cảm giác ghê sợ hay đau buồn. Cũng có thể làm giảm đi sự thiếu văn hóa trong câu nói. Bên cạnh đó phủ định đi các từ ngữ mang tính tiêu cực.
Một số ví dụ về nói giảm nói tránh
Những ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về nói giảm nói tránh.
- Thay vì dùng câu:“Người ta phát hiện ra một xác chết đang trôi theo dòng nước”. Họ sẽ sử dụng câu: “Người ta phát hiện ra một thi thể đang trôi theo dòng nước”. Ở đây sử dụng từ “thi thể” thay cho từ “xác chết” làm giảm đi sự ghê rợn với người đọc hay người nghe.
- “Người chiến sĩ đó đã chết khi đang làm nhiệm vụ”. Nói giảm nói tránh sẽ là:“Người chiến sĩ đó đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ”. Sử dụng từ “hi sinh” thay cho từ“ chết” làm tăng lên sự trang trọng hơn.
- “ Cô ấy trông thật xấu xí”. Sử dụng nói giảm nói tránh sẽ là: “ Cô ấy trông không được xinh lắm nhỉ”. Điều này sẽ làm cho câu nói bớt tiêu cực hơn giảm mức độ của vấn đề được nói tới.
- Thay vì dùng câu: “Bạn nam kia bị mù”. Họ sẽ dùng là “ Bạn nam kia bị khiếm thị”. Dùng từ “khiếm thị” thay cho từ “mù” vừa thể hiện sự tôn trọng vừa làm giảm mức độ vấn đề.
Phân biệt nói giảm nói tránh với nói quá và ứng dụng
Một số điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá. Đó là đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra. Đây là hai biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong văn học hay trong giao tiếp.
Điểm khác nhau được nói tới dựa vào định nghĩa của chúng. Nói quá được sử dụng nằm phóng đại hay khoa trương một sự việc. Tạo sự nổi bật và gây ấn tượng đến người đọc hay người nghe. Nói giảm nói tránh lại không đi thẳng vấn đề làm giảm đi điều tiêu cực. Thể hiện sự tế nhị và lịch sự với người đọc hay người nghe. Như vậy chúng hoàn toàn trái ngược với nhau.
Trong nhiều tình huống giao tiếp nói giảm nói tránh được ứng dụng một cách linh hoạt. Chúng thể hiện sự nhã nhặn, tôn trọng và lịch sự với người khác. Không những vậy còn thể hiện được bạn là người có văn hóa có giáo dục và biết cách ứng xử. Tuy vậy tùy từng trường hợp để sử dụng cho đúng.
Bài tập về nói giảm nói tránh
Đề bài: Hãy đặt câu và dùng cách nói giảm nói tránh để giải quyết bài tập sau:
1. Bạn học môn văn tệ thật.
=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Bạn cần chăm chỉ và cố gắng hơn trong môn Văn
2. Chiếc xe này trông xấu và tồi tàn quá
=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Chiếc xe này trông không được đẹp cho lắm.
3. Ông cụ đã chết vì bệnh tật hôm qua
=> Dùng cách nói giảm nói tránh: Ông cụ mới qua đời vì bệnh tật hôm qua
4. Mai viết chữ xấu thật
=> Mai viết chữ không được đẹp lắm cần phải luyện nhiều hơn.
5. Anh lính cứu hỏa đã chết khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người,
=> Anh cứu hỏa đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức về nói giảm nói tránh một cách chi tiết. Đồng thời đưa ra bài tập cụ thể để hiểu hơn về biện pháp tu từ này. Hy vọng sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các bạn.
- Xem thêm: Nói quá là gì? Biện pháp, tác dụng và ví dụ “Nói Quá”
Nói quá là gì? Biện pháp, tác dụng và ví dụ “Nói Quá”
Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Cách phân biệt từ láy, từ ghép
Các loại từ trong Tiếng Việt đầy đủ và chi tiết nhất
Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và ví dụ
Đại từ là gì? Tác dụng, phân loại và cho ví dụ về đại từ
Khởi ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Văn biểu cảm là gì? Hướng dẫn cách viết văn biểu cảm