Đại từ là gì? Tác dụng, phân loại và cho ví dụ về đại từ
Phân tích khái niệm đại từ là gì, cách phân loại đại từ, vai trò của đại từ trong câu, một số ví dụ minh họa về đại từ và một số bài tập về đại từ.
Đại từ là gì là khái niệm có thể gây ra một số khó khăn cho các em học sinh trong quá trình học môn Ngữ văn ở trường. Tuy nhiên đây lại là kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng để các học sinh có thể đặt câu và viết văn một cách chính xác, đúng ngữ pháp. Cùng tìm hiểu định nghĩa về đại từ, vai trò của đại từ trong câu, các loại đại từ và ví dụ minh họa đối với từng loại.
Nội Dung Bài Viết
Đại từ là gì?
Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô hoặc có tác dụng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tình từ, động từ hay danh từ trong câu để không phải đa dạng hóa cách viết và tránh phải lặp lại từ ngữ với tần suất quá dày đặc.
Đại từ có thể phân chia thành hai loại:
- Đại từ dùng để trỏ: trỏ sự vật, số lượng, tính chất sự việc, hoạt động…
- Đại từ dùng để hỏi: hỏi về số lượng, về người, về tính chất sự việc, hoạt động…
Phân các loại đại từ trong tiếng Việt
Đại từ nhân xưng
Là đại từ xưng hô dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ và dùng để thế chỗ cho danh từ. Đại từ nhân xưng có 3 ngôi đó là:
- Ngôi thứ nhất (được người nói/người viết sử dụng để xưng hô về bản thân mình): chúng ta, chúng tôi, tôi, tớ, ta…
- Ngôi thứ hai (được người nói/người viết dùng để nói về người đối diện trong giao tiếp): cậu, các cậu, các bác, các cô, các bạn…
- Ngôi thứ 3 (được người nói/người viết dùng để nói về người khác không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại): chúng nó, bọn nó, cô ta, hắn, họ…
Ngoài ra trong tiếng Việt có một số danh từ cũng được sử dụng làm đại từ xưng hô:
- Một số từ dùng để chỉ chức vụ, nghề nghiệp có thể dùng để xưng hô: thầy giáo, luật sư, thầy hiệu trưởng, bộ trưởng…
- Các từ dùng để chỉ quan hệ gia đình dùng để xưng hô: anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà…
Đại từ nghi vấn
Là đại từ được sử dụng để hỏi. Nội dung hỏi có thể liên quan đến số lượng, tính chất sự vật, thời gian, nơi chốn, hỏi về người…
Đại từ thay thế
Dùng để thay thế các từ hoặc cụm từ khác để hạn chế sự lặp từ hoặc người nói, người viết không muốn nhắc tới một cách trực tiếp. Được chia thành các loại như sau:
- Đại từ thay thế cho danh từ: chúng, họ, chúng tôi, bọn họ…
- Đại từ thay thế cho tính từ, động từ: thế này, vậy, như thế…
- Đại từ thay thế cho số từ: bao nhiêu, bao…
Vai trò của đại từ là gì?
Trong câu, đại từ thường đảm nhận những vai trò như sau:
- Là chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một tính từ, động từ hay danh từ nào đó
- Là thành phần chính trong câu
- Nhằm mục đích thay thế các thành phần khác
- Có chức năng trỏ
Một số ví dụ về đại từ
- Đại từ dùng để trỏ sự vật: Cái váy này đẹp quá! Cậu mua nó ở đâu vậy?
- Đại từ trỏ số lượng: Bọn mình đã lớn rồi, không còn là trẻ con nữa đâu.
- Đại từ dùng để hỏi về số lượng: Cậu đã đặt bao nhiêu suất ăn vậy?
- Đại từ dùng để hỏi về tính chất, hoạt động, sự việc: Thế rồi mọi chuyện kết thúc như thế nào?
Gợi ý các bài tập về đại từ không có trong SGK
Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi”
- Tôi đang chơi nhảy dây thì mẹ gọi về ăn cơm.
- Người bị cô giáo chê trách trong buổi học hôm nay là tôi.
- Cả lớp ai cũng quý mến tôi.
- Bố mẹ tôi luôn chiều chuộng hai anh em tôi hết mực.
- Trong mắt tôi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất.
Bài tập 2: Tìm đại từ xuất hiện trong các câu sau
Trong buổi học, cô Hiền đặt câu hỏi cho các em học sinh.
Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì?
An trả lời: “Em thưa cô, đại từ là từ dùng để xưng hô ạ.”
Cô giáo mỉm cười đáp lại: Cô thấy câu trả lời của em là đúng, nhưng chưa đủ.”
Bài tập 3: Thay thế các từ hoặc cụm từ trong các câu dưới đây bằng đại từ phù hợp
- Con bướm bay lượn khắp nơi, cánh của con bướm có những màu sắc rực rỡ thật đẹp.
- Nam dậy thật sớm và Nam không quên chuẩn bị đầy đủ sách vở để đến trường.
- –Minh ơi hôm qua mấy giờ cậu về nhà?
-Hôm qua 5 giờ tớ mới về, đường tắc quá.
-Tớ cũng 5 giờ mới về nhà.
Giải bài tập
Bài tập 1
- “Tôi” là thành phần chủ ngữ
- “Tôi” là thành phần vị ngữ
- “Tôi” là thành phần bổ ngữ
- “Tôi” là thành phần định ngữ
- Tôi là thành phần trạng ngữ
Bài tập 2
Đại từ “cô” dùng để thay thế cho “cô Hiền”
Đại từ “em” dùng để thay thế cho “An”
Bài tập 3
- Thay thế từ “con bướm” bằng từ “nó”
- Thay thế “Nam” bằng từ “cậu”
- Thay thế cụm từ “5 giờ mới về nhà” bằng từ “thế”.
Mong rằng bài viết này đã giúp các em học sinh hiểu hơn đại từ là gì. Đồng thời hiểu được vai trò và cách đặt câu với đại từ. Chúc các em học tốt.
- Xem thêm: Khởi ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Khởi ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Văn biểu cảm là gì? Hướng dẫn cách viết văn biểu cảm
Số từ là gì? Lượng từ là gì? Bài tập và ví dụ minh họa
Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Ví dụ luận cứ và luận điểm
Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? Tác dụng và ví dụ minh họa
Từ đơn và từ phức là gì? Cách phân biệt và ví dụ minh họa
Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập và ví dụ