Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Cách phân biệt từ láy, từ ghép
Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Hai loại từ này là kiến thức khá quan trọng đối với cấp THCS. Đọc bài viết dưới đây để phân biệt được từ láy và từ ghép.
Trong tiếng việt từ láy và từ ghép là gì, đặc điểm và cách phân loại chúng. Bên cạnh đó là một vài ví dụ nho nhỏ giúp bạn hiểu hơn về các loại từ này. Cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Nội Dung Bài Viết
Từ láy là gì?
Tiếng việt không chỉ phong phú đa dạng mà còn khá phức tạp. Dưới đây là tất cả các thông tin về từ láy.
Định nghĩa và phân loại từ láy
Từ láy là từ được tạo nên từ các tiếng giống nhau về vần. Thông thường từ gốc ở phía trước và từ láy âm hoặc vần của tiếng gốc sẽ ở phía sau. Các tiếng đó có thể là một hoặc hai tiếng và chúng đều không có nghĩa. Tuy nhiên chúng sẽ thành từ có nghĩa khi ghép lại với nhau.
Chúng được chia làm hai loại là láy bộ phận và láy toàn bộ. Dựa trên cấu trúc trùng lặp và các bộ phận được lặp để phân loại chúng. Láy bộ phận nghĩa là các từ có âm đầu và vần giống nhau.
- Các vần được láy với nhau thì gọi là láy vần. Chẳng hạn như: linh tinh, liêu xiêu,….
- Khi bắt gặp những từ mà cả hai có âm tiết đầu tiên giống nhau thì được gọi là láy âm tiết đầu. Chẳng hạn như: thỉnh thoảng, long lanh, lung linh,…
Đối với láy toàn bộ các tiếng sẽ được lặp lại hoàn toàn. Tuy nhiên có một chút sự thanh đổi trong thanh điệu hay nhưng phụ âm cuối. Điều này mang đến cho âm thanh sự hài hòa khi viết hoặc nói. Chẳng hạn như: ầm ầm, đu đủ, rưng rưng, xa xa,…
Công dụng của từ láy và một số ví dụ về chúng
Công dụng là tạo ra được sắc thái biểu cảm và tạo nên được âm điệu cho câu từ. Bên cạnh đó còn thể hiện được cảm xúc và tâm trạng của người nói hay người viết. Trong văn học chúng được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật. Điều này nhằm biểu đạt và thể hiện chính xác được ý đồ của tác giả.
Một số từ láy bộ phận hay gặp như: lao xao, nhấp nháy, lảo đảo,… Láy toàn bộ thường thấy như: xanh xanh, rầm rầm, thỉnh thoảng,….
Từ ghép là gì?
Dưới đây là đầy đủ các thông tin kiến thức về từ ghép mà bạn cần ghi nhớ. Tránh việc nhầm lẫn với các loại từ khác.
Định nghĩa và phân loại từ ghép
Từ ghép là từ phức, chúng được tạo ra bởi các tiếng có mối quan hệ về tiếng với nhau. Chẳng hạn như: ông bà, bố mẹ, bàn ghế,…
Chúng được chia làm hai loại là ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
- Ghép chính phụ là từ được ghép bởi từ chính và từ phụ. Chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ chính thường đứng đằng trước còn từ phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nghĩa của chúng thường hẹp hơn khá nhiều. Chẳng hạn như xe máy, vàng hoe,…
- Ghép đẳng lập là hai từ bình đẳng không phân chia chính hay phụ. Nghĩa của chúng thông thường cũng sẽ rộng hơn nhiều. Chẳng hạn như: vợ chồng, quần áo, nhà cửa,…
Công dụng và một vài ví dụ của từ ghép
Chúng thường giúp cho người nói và người viết diễn đạt được ý nghĩa câu từ trong lời nói hay lời văn của mình. Người đọc hay người sẽ hiểu rõ hơn ý của người viết hay người nói một cách chuẩn xác nhất.
Ví dụ về ghép chính phụ như: mát mẻ, sân bay, đỏ lòe,… Ghép đẳng lập như: bàn ghế, quần áo, giày dép,…
Làm thế nào để phân biệt từ láy và từ ghép
Trong một vài trường hợp từ ghép bị biến đổi và chuyển thành từ láy âm. Có 3 cách để có thể phân biệt được chính xác hai loại từ này. Cách đầu tiên cần phải kể đến đó là từ láy âm là từ ghép nghĩa. Trong láy âm một trong hai từ đó thuộc từ Hán Việt thì đó chính là từ ghép. Một số từ ghép thuần Việt được tạo nên từ hai âm tiết khác nhau. Vì vậy không thể là từ láy. Cách phân biệt cuối cùng chính là đảo từ. Nếu đảo hai cho nhau nhưng vẫn có nghĩa thì đó chắc chắn là từ ghép.
Trên đây là tổng hợp thông tin và từ láy và từ ghép. Đồng thời nêu ra một vài cách nhận biết để phân biệt hai loại từ này. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn và không bị nhầm lẫn về hai loại từ này.
- Xem thêm: Các loại từ trong Tiếng Việt đầy đủ và chi tiết nhất
Các loại từ trong Tiếng Việt đầy đủ và chi tiết nhất
Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và ví dụ
Đại từ là gì? Tác dụng, phân loại và cho ví dụ về đại từ
Khởi ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Văn biểu cảm là gì? Hướng dẫn cách viết văn biểu cảm
Số từ là gì? Lượng từ là gì? Bài tập và ví dụ minh họa
Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Ví dụ luận cứ và luận điểm