Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả (Ngữ Văn 12)

Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả và khái quát về tác giả, tác phẩm sẽ được chia sẻ trong bài viết này. Mời mọi người theo dõi nhé!

Văn học nước ngoài có rất nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng. Giá trị của nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời, tồn tại bền bỉ với thời gian. Nhắc đến Ơ. Hê- minh- uê, người ta sẽ nhớ nhiều về tác phẩm Ông già và biển cả. Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả

Content

Khái quát đôi nét về tác giả tác phẩm

Tác giả

Ơ. Hê – minh – uê là nhà văn lớn có sức ảnh hưởng lớn đối với nền văn học thế giới vào thế kỷ XX. Ông từng đoạt giải Nobel về Văn học vào năm 1954.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức thuộc vùng ngoại ô Chicago. Khi lớn lên và tốt nghiệp trung học, ông học và trở thành một phóng viên. Khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, ông gia nhập vào chiến trường Italia nhưng bị thương và chuyển về Hoa Kỳ.

Khi cuộc sống bình yên quay trở lại, ông tiếp tục làm nhà báo. Đáng tiếc thay, ông không hòa nhập được với cuộc sống đương thời nên đã đắm chìm trong men rượu.

Một thời gian sau này, ông quay trở lại Pháp và tiếp tục sự nghiệp báo chí và sáng tác văn chương.

Ông thành công ở nhiều dạng đề tài và dù ở mảng nào ông vẫn luôn tâm niệm “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ít ai biết rằng, ông chính là người đề ra nguyên lý tảng băng trôi- nguyên lý nổi tiếng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Ơ. Hê- minh- uê cho rằng, ý nghĩa sâu sắc của một câu chuyện không nên thể hiện rõ trên bề mặt mà nên tỏa sáng ngấm ngầm. Nguyên lý này xuyên suốt các tác phẩm của ông và chỉ khi đọc tác phẩm mới có thể cảm thụ được.

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Vườn địa đàng, Ông già và biển cả…

Tác phẩm

Tóm tắt văn bản

Ông lão đánh cá và biển cả là câu chuyện kể về Xan-ti-a-gô. Ông là người đánh cá người Cu- ba sống một mình trong hoàn cảnh nghèo khó. Ngôi nhà của ông chỉ là một túp lều tranh bên cạnh bờ biển vùng ngoại ô La-ha-ba-na. Suốt tám mươi tư ngày đánh bắt xa bờ, ông vẫn không thể bắt được con cá nào. Chẳng ai xung quanh tin vào vận may đánh bắt của ông nữa, đến cả cậu bé Ma-nô-lin cũng không được qua lại với lão nữa.

Trước sự lạnh nhạt, né tránh của mọi người, lão quyết định đánh bắt cá một mình. Ông tiếp cận đến vùng biển nhiều nguy hiểm nhưng lại có nhiều cá lớn. May thay, đã có một con cá kiếm mắc câu. Và ông bắt đầu cuộc hành trình của mình trong ba ngày liền. Đây là con cá đẹp nhất mà lần đầu tiên ông được gặp. Trong suốt nhiều ngày, ông đã tìm đủ mọi cách để giữ lấy con cá đó. Sau cùng, lão đã cắm được mũi lao vào tim con cá và thuần phục được nó. Ông mừng rỡ trở về và mang theo chiến lợi phẩm của mình. Thế nhưng, ông trời không cho ý nguyện, mùi máu tanh của con cá kiếm đã thu hút đàn cá mập đến rỉa mồi. Ông lại phải dốc sức đánh đuổi cá mập nhưng con cá kiếm lại chỉ còn bộ xương. Cuối cùng, ông lão trở về túp lều tranh cũ nát với tâm trạng mệt mỏi và kiệt sức.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Ông lão và biển cả ra đời vào năm 1952, trong khoảng thời gian sinh sống ở Cu-ba. Đây là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp của Hê- minh- uê. Nó được ví như cuốn di chúc nghệ thuật dành cho ông.

Trích đoạn này nằm ở phần cuối tác phẩm, kể về hành trình săn cá kiếm của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.

Bố cục tác phẩm

Trích đoạn Ông lão đánh cá và biển cả được chia làm hai phần.

Phần đầu từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền” kể về cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô.

Phần còn lại diễn tả về hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá về bờ và kết cục.

Nguyên lý tảng băng trôi trong Ông già và biển cả

Ông già và biển cả là tác phẩm được Ơ. Hê-minh-uê áp dụng tảng băng trôi. Ông phát hiện nguyên lý này dựa vào hiện tượng tự nhiên. Giả sử tảng băng có mười phần thì phần nổi phía trên chỉ có ba phần. Phần còn lại đều chìm dưới mặt nước, không thể nhìn thấy được.

Để viết được tác phẩm có chiều sâu, phải hiểu biết nhiều về những nội dung muốn thể hiện. Những chi tiết không cần thiết nên được lược bỏ và chỉ giữ lại phần cốt yếu. Miễn sao vẫn đảm bảo được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

Người đọc muốn hiểu được tác phẩm cần phải suy nghĩ, nhìn nhận sâu rộng vấn đề. Bởi hầu hết hình ảnh, hình tượng đều mang tính đa nghĩa.

Áp dụng vào tác phẩm, ta có thể thấy rằng, phần nổi ở đây chính là hành trình đi tìm con cá kiếm. Đó là hành trình gian nan, khó khăn và nhiều chông gai, thử thách. Thậm chí, ông đã đánh đổi bằng nhiều thứ nhưng thứ có được lại chỉ là một bộ xương. Phần chìm nằm ở chính quyết tâm chinh phục cái đẹp. Đó cũng là ước mơ, khát vọng và hoài bão muốn biến ước mơ thành hiện thực.

Giá trị nội dung và ý nghĩa của hình tượng Ông lão và biển cả

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Ông lão đánh cá được xây dựng hình tượng cô đơn nhưng dũng cảm. Ông dám một mình lăn xả vào vùng biển nguy hiểm để săn đuổi con cá kiếm. Đây là biểu tượng của giấc mơ vĩ đại và hành trình chinh phục ước mơ đó. Bức tranh xem qua có vẻ trần trụi, chân thực nhưng lại ẩn chứa hàm ý sâu xa.

Ơ. Hê-minh-uê diễn tả sự vật, sự việc theo cách chân thực, giản dị nhất. Mỗi một hình tượng được đưa ra đều phải chọn lựa kỹ càng và mang tính biểu tượng cao. Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm được đẩy lên đến đỉnh điểm.

Ý nghĩa hình tượng Ông già và biển cả

Có ba hình tượng nổi trội xuyên suốt câu chuyện. Đó là ông già nghèo Xan-ti-a-gô, đàn cá mập và biển cả. Mỗi hình tượng mang một ý nghĩa riêng tạo điểm nhấn cho tác phẩm.

Ông lão đánh cá là đại diện cho những con người kiên cường, dũng cảm. Dám đấu tranh chống lại khó khăn, thử thách, mong cầu một ngày chạm đến thành công. Biết được giới hạn của mình để kịp dừng lại đúng lúc.

Con cá mập là biểu trưng cho những khó khăn, thử thách đang kìm hãm sự phát triển con người. Đây là hình ảnh đại diện cho những cái xấu, cái ác cần phải được lên án gay gắt. Ngay thời điểm tác phẩm ra đời, giới tư sản đang tìm mọi cách để cướp lấy thành quả lao động của những người lao động nghèo.

Biển cả là môi trường đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng là nơi để con người vẫy vùng, thể hiện khát khao, lý tưởng lớn.

Nội dung và ý nghĩa của Ông già và biển cả bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Các nội dung đó đã được tổng hợp một cách đầy đủ và chi tiết. Hy vọng các em có thể nhờ vào nguồn tài liệu này để phục vụ học tập tốt hơn.

Xem thêm: Cách làm bài văn nghị luận xã hội về quan niệm của hạnh phúc

Văn Học Lớp 12 -