Cảm nhận về người đàn ông và cảm nhận về người đàn bà hàng chài

Cảm nhận về người đàn ôngcảm nhận về người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa cực hay, các em học sinh tham khảo để làm bài thật tốt nhé.

Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có hình ảnh người đàn ông đánh đập một người đàn bà trên bãi biển. Đây là hai nhân vật có đóng góp quan trọng làm nên thành công cho truyện ngắn này. Dưới đây là bài cảm nhận về người đàn ông và cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa chi tiết.

Cảm nhận về người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu viết về cuộc sống con người ở giai đoạn đất nước đang đổi mới. Người đàn ông trong truyện ngắn chỉ xuất hiện rất ít ỏi. Trong hình ảnh ông ta đánh vợ mình và một chút qua lời kể của người vợ. Mặc dù xuất hiện ít ỏi. Nhưng nhà văn cũng đã khắc họa được hình ảnh người đàn ông khá rõ nét. Vì nghèo đói khổ cực mà trở nên thay đổi tính nết.

Cuộc sống vất vả mưu sinh đã biến một người hiền lành trở thành một người vũ phu, cộc tính. Có lẽ đánh vợ con là cách để ông ta giải tỏa những muộn phiền, lo toan trong cuộc sống hàng ngày. Có thể thấy gánh nặng nuôi sống gia đình khiến người đàn ông không còn đủ sức để quan tâm đến cảm xúc của vợ con ông.

Một điểm đáng chú ý trong truyện đó là người đàn ông đã đánh vợ của mình bên một chiếc xe tăng đã hỏng. Chi tiết này như muốn nói rằng, chiến tranh đi qua nhưng nghèo đói và lạc hậu còn đeo bám. Chỉ khi vượt qua được nghèo khó thì bạo lực gia đình mới có thể chấm dứt.

Qua hình ảnh đánh vợ mỗi ngày của người đàn ông, tác giả muốn lên án vũ phu trong gia đình. Đây là một hành động đáng trách, đáng bị lên án. Nhưng ở sau cái đáng trách cũng là một người đàn ông đáng thương. Vì nghèo đói, vì lạc hậu mà người đàn ông hiền lành chất phác lại trở nên vũ phu với chính người thân của mình.

Sau lời giải thích của người đàn bà vì sao mà chồng mình trở nên như thế. Và bà ấy đã chấp nhận sống trong cảnh bạo lực của gia đình. Người chồng chính là người trụ cột, nuôi sống gia đình,

Chánh án Đẩu và nhiếp ảnh gia Phùng với nhận ra rằng. Đằng sau vẻ đẹp lung linh của nghệ thuật. Là một cuộc sống khó khăn đời thực của người lao động trong thời kỳ đổi mới.

Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu khắc họa hình ảnh người đàn bà hàng chài bị người chồng của mình đánh đập ngay khi Phùng có được một bức ảnh đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm. Qua đó cũng đã làm nổi bật lên cuộc sống thực tế khó khăn của người lao động.

Người đàn bà hàng chài là một nhân vật đặc biệt, đáng để cho người đọc suy ngẫm. Người đàn bà này không được kể với tên gọi cụ thể. Có thể đây là cách để tác giả ám chỉ cho số phận của những người đàn ở vùng biển. Nhân vật được khắc họa với những nét khắc khổ trên khuôn mặt của một người lam lũ, vất vả. Nguyễn Minh Châu miêu tả người đàn bà cao lớn, có những nét “thô kệch”, “mặt rỗ”  và có một đôi mắt lạ. Người đàn bà có vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ, lao lực hiện trên khuôn mặt. Bà là người phụ nữ sống cam chịu với những lời chửi rủa, đánh đập. Tất cả những hình ảnh này đều nói lên bà là một người vất vả, lam lũ trong cuộc sống mưu sinh.

Bạo lực gia đình khiến người phụ nữ không chỉ đau đớn về mặt thể xác mà còn cả tinh thần. Bà bị đánh đập đau đớn nhưng vẫn phải giấu các con, tránh để chúng bị tổn thương. Người đàn bà hàng chài cũng là một người thấu hiểu. Vì nghèo khó gánh nặng gia đình mà chồng bà mới trở nên cộc cằn, vũ phu. Bà không oán trách mà chỉ xem chồng mình là nạn nhân của sự nghèo khổ, túng quẫn.

Khi được Đẩu và Phùng khuyên nên bỏ chồng thì người đàn bà ấy đã từ chối. Bởi bà hiểu rằng chiếc thuyền của gia đình bà, cần một người đàn ông chèo chống. Cần người đàn ông có sức mạnh để kiếm sống, nuôi các con ăn học nên bà có thể cam chịu cuộc sống này.

Người đàn bà hàng chài cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. Họ là những người chịu thương chịu khó, họ sẵn sàng hy sinh vì gia đình, vì các con. Để cho các con được ăn học đàng hoàng, có cơm ăn, có áo mặc. Cũng chính bà đã giúp Đẩu và Phùng có được cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống.

Nguyễn Minh Châu quả là một nhà văn sâu sắc. Ông có cái nhìn đa chiều, cái nhìn tinh tế. Từ đó giúp cho người đọc hiểu ra bản chất của sự việc sâu hơn. Đằng sau những bức ảnh nghệ thuật tươi đẹp kia là số phận của những con người  lam lũ, vất vả mưu sinh.

Xem thêm bài viết liên quan:

Người đàn ông, người đàn bà hàng chài là những nhân vật để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc. Họ là những con người nghèo khổ, bất hạnh và bế tắc. Cuộc sống mưu sinh vất vả đã khiến họ biến chất trở thành người vũ phu tàn bạo như người đàn ông hàng chài. Hoặc khiến người đàn bà phải hy sinh, cam chịu với cuộc sống bạo lực gia đình. Để họ có được cái ăn, cái mặc và con cái họ không bị thất học. 

Trên đây là cảm nhận về người đàn ông và cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu. Hy vọng các em sẽ đọc kỹ và hiểu rõ hơn các hình tượng của nhân vật. Chúc các em học tốt.

Văn Học Lớp 12 -