Nội dung nghệ thuật và biện pháp tu từ trong bài Bác ơi

Nội dung nghệ thuật và biện pháp tu từ trong bài Bác ơi được trình bày chi tiết giúp các em học sinh hiểu hơn về bài thơ Bác ơi của Tố Hữu.

Bác ơi là một tác phẩm hay viết về Bác của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ thể hiện niềm tiếc thương vô hạn đối với vị anh hùng dân tộc. Đồng thời nó cũng thể hiện được tình cảm của cả nước đối với Bác Hồ. Hãy cùng tìm hiểu nội dung nghệ thuật và biện pháp tu từ trong bài Bác ơi ngay sau đây.

Tìm hiểu nội dung nghệ thuật và biện pháp tu từ trong bài Bác ơi

Tìm hiểu nội dung nghệ thuật và biện pháp tu từ trong bài Bác ơi

Content

Khái quát về tác giả, tác phẩm

Tác giả

Tố Hữu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của dòng văn học hiện đại thời bấy giờ. Viết về Bác Hồ, ông đã để lại kho tàng sáng tác lớn như Sáng tháng Năm, Cánh chim không mỏi… Lời thơ nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện niềm kính yêu chân thành của nhân dân đối với Bác. Đó không chỉ là lời của một cá nhân nào cả, đó là lời của cả một dân tộc.

Tác phẩm

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần vào ngày 02/09/1969 vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nước đang diễn ra quyết liệt. Sự ra đi của bác là sự mất mát lớn lao của Việt Nam và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Niềm đau xót, thương tiếc hiện hữu trên khóe mắt của mỗi người. Bài thơ Bác ơi được tác giả viết trong những ngày đưa tiễn ấy. Bao trùm cả bài thơ là nỗi buồn đau, thương tiếc, là tiếng khóc nức tiễn biệt. Giống như điếu văn bi hùng được viết bằng  thơ.

Bài thơ được chia làm ba phần. Bốn khổ thơ đầu diễn tả nỗi đau đớn xót xa khi Bác qua đời. Sáu khổ tiếp theo tập trung miêu tả hình tượng Bác Hồ với lý tưởng sống cao đẹp. Ba khổ còn lại là cảm xúc của người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

Biện pháp tu từ trong bài Bác ơi

Biện pháp tu từ trong bài thơ Bác ơi bao gồm:

Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bác ơi

Nội dung

Bao trùm cả bài thơ là nỗi đau xót tột cùng trước sự ra đi đột ngột của vị cha già dân tộc. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung Bác Hồ. Một người sống với lý tưởng vĩ đại, giàu lòng nhân ái, ân nghĩa thủy chung. Lối sống khiêm tốn, giản dị của Bác bài học đáng quý mà mỗi chúng ta luôn phải học tập và rèn luyện.

Nghệ thuật

Tố Hữu là tác giả của những vần thơ hào hùng, bi tráng. Từng câu, từng chữ đều thể hiện lẽ sống cao đẹp, tình cảm dạt dào. Đó là lý do người ta gọi ông là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị. Bác ơi là một trong những bài thơ như thế.

Bác ơi trần ngập cảm hứng lãng mạn, giọng điệu trữ tình ngọt ngào, tha thiết. Giống như tình cảm thương mến mà người dân Việt đang dành cho Bác. Sự ra đi của người để lại nỗi niềm xót xa vô hạn. Tố Hữu thay đất trời cất lên giọng thơ đầy bi hùng. Trong niềm đau đó, người ta còn cảm nhận được một sự tự hào. Tự hào về một con người có nhân cách lớn lao, là hình mỗi đáng được học tập. Bài thơ khép lại bởi những cảm nghĩ rất thật của người dân đối với Bác. Giống như thể dù Bác có đi xa nhưng hình ảnh của người vẫn còn vọng mãi.

Bài thơ được chia thành ba phần với ba cung bậc cảm xúc khác nhau. Thể thơ tám tiếng đậm đà bản sắc dân tộc. Có nhiều hình ảnh liên tưởng, so sánh, phép chuyển nghĩa khiến người đọc dễ hình dung về nhân vật. Câu từ ngắn gọn, cô đúc, chính xác.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, việc gặp phải các đề văn liên quan đến bài thơ này là không tránh khỏi. Trên đây là một vài gợi ý về nội dung nghệ thuật và biện pháp tu từ trong bài Bác ơi. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các em.

Văn Học Lớp 12 -