Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến chọn lọc hay nhất

Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến cực hay và chi tiết sau đây, sẽ giúp các em học sinh hiểu được nội dung đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến.

Tây Tiến là một bài thơ được in trong tập Mây đầu ô của tác giả Quang Dũng. Đoạn đầu của bài thơ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Với đề bài “Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây tiến của tác giả Quang Dũng” thì bài viết dưới đây sẽ là gợi ý tốt cho các bạn học sinh. Mời các em tham khảo.

Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến hay và chi tiết nhất

Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến hay và chi tiết nhất

Đây là một bài thơ tái hiện được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng đầy thơ mộng của rừng núi vùng Tây Bắc. Tác giả cũng đã thể hiện nỗi nhớ da diết với đoàn quân Tây Tiến. Họ đã cùng nhau trải qua những chặng đường gian khổ. Cùng với đó là sự hy sinh mất mát nhưng vẫn có những kỷ niệm đẹp, đầy tình người.

Content

Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây tiến

Bài thơ Tây Tiến là một tác phẩm được viết trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung đoạn đầu của bài thơ khiến người đọc cảm động trước tình đồng đội trong thời kháng chiến. Đoạn này còn cho thấy đoàn quân Tây Tiến hùng mạnh của nước ta.

Bốn câu thơ đầu

Tác giả Quang Dũng đã miêu tả nỗi nhớ của người chiến sĩ đối với thiên nhiên qua bốn câu thơ đầu:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Người lính Tây Tiến có tình cảm đặc biệt với thiên nhiên, núi rừng miền Tây. Họ nhớ về sông Mã, nhớ về núi rừng hùng vĩ. Từ “nhớ” được lặp đi lặp lại để diễn tả cảm xúc dạt dào của người lính. Đoạn này thể hiện sự hoài niệm, cảm xúc nhớ mong tha thiết đối với khung cảnh thiên nhiên, núi rừng nơi đây.

Sài Khao, Mường Lát là hai địa danh mà binh đoàn Tây Tiến đã ghé thăm. Họ đã hành quân và chiến đấu qua nhiều nơi xa lạ. Cho thấy những người lính phải vượt qua nhiều khó khăn, hiểm trở. Họ đi trong “sương” trong “đêm” khiến có lúc “đoàn quân mỏi”. Cho thấy người lính kiên cường, trải qua bao khó khăn vất vả nhưng vẫn đầy chất lãng mạn.

Ba câu tiếp theo

Ba câu tiếp theo của bài thơ Tây Tiến:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Đoàn quân Tây Tiến hành quân qua nhiều nơi có địa hình hiểm trở, khắc nghiệt. Những con đường quanh co “khúc khuỷu”, con dốc heo hút, dựng đứng lên cao. Họ phải đối mặt với sự nguy hiểm, có thể phải trả giá bằng tính mạng kể cả chỉ là một sai sót nhỏ. Dường như nếu không kiên trì, quyết tâm thì họ khó có thể vượt qua được. Thế nhưng hình ảnh “súng ngửi trời” lại thể hiện được chất lãng mạn trong tâm hồn người lính. Theo đó là sự lạc quan yêu đời của binh đoàn Tây Tiến dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Hai câu tiếp

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Hoàn cảnh khắc nghiệt trong chiến tranh đã khiến nhiều người kiệt sức. Có những người đã hy sinh “không bước nữa”  trên đường hành quân, chiến đấu vì tổ quốc. Hành trang “súng” “mũ” của người chiến sĩ vẫn còn đó. Qua đó cho thấy, để có được hòa bình như hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và tính mạng của những người lính trẻ. Họ là những người anh hùng, tinh thần chiến đấu bất khuất, quên thân vì Tổ quốc.

Hai câu cuối

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Sau hành trình hành quân mệt mỏi, khó nhọc có cả hy sinh mất mát. Những người lính dừng chân nghỉ ngơi trong tình thương mến của nhân dân. Dân và quân trở thành một nhà, cùng nhau bên nồi “cơm lên khói”. Tác giả đã sử dụng từ cảm thán “nhớ ôi” để thể hiện nỗi nhớ da diết và đầy mãnh liệt của người chiến sĩ. Hương vị “thơm nếp xôi” đặc biệt của vùng Tây Bắc cũng để thể hiện tình cảm dân quân khăng khít, thủy chung với cách mạng. Những hình ảnh này có thể không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của người chiến sĩ đoàn quân Tây Tiến.

Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến với 14 câu thơ ngắn gọn. Để thấy được thiên nhiên hùng vĩ cũng như hiểu hơn về con người đồng bào Tây Bắc. Qua đó cũng cho thấy người lính đoàn quân Tây Tiến thật oai hùng, bi tráng và tấm lòng yêu nước của tác giả.

Các em cần đọc kỹ để hiểu được đầy đủ giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến. Từ đó sẽ cảm nhận được tốt hơn những hình ảnh, cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải. Hơn hết điều này sẽ giúp các em có được một bài phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng tốt hơn.

Với những hướng dẫn trên đây, hy vọng các em sẽ có được bài phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến hay nhất. Hãy xem những bài khác trên trang web này để có thể theo dõi được nhiều bài viết hay hơn nhé.

Văn Học Lớp 12 -