Kể lại chuyện Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em
Kể lại chuyện Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em đã được chúng tôi biên soạn dưới đây, các em học sinh hãy tham khảo để hoàn thiện bài viết nhé.
Con rồng cháu tiên là câu chuyện kể rõ nguồn gốc, nguồn cội của người dân nước Việt. Tìm hiểu về nó giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình hình thành con người trong lịch sử. Dưới đây là gợi ý kể lại chuyện Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em do chúng tôi biên soạn. Rất hy vọng, với lời văn của mình, các em có thể nắm rõ tình tiết truyện dễ dàng hơn.
Nội Dung Bài Viết
Khái quát về ý nghĩa câu chuyện Con rồng cháu tiên
Con rồng cháu tiên là câu chuyện được viết dưới dạng truyền thuyết. Đó là câu chuyện được truyền miệng trong dân gian. Với mục đích giải thích về phong tục tập quán của người xưa hoặc nói về nhân vật lịch sử. Truyền thuyết sử dụng các yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ để làm nổi bật nội dung truyện. Phần lớn các truyền thuyết đều có kết thúc mở.
Ý nghĩa câu chuyện
Con rồng cháu tiên lý giải cho người đọc hiểu về nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt. Ban đầu chỉ là bọc trăm trứng nhưng sau đó đã phân tán đi khắp nơi. Cùng nhau khai thiên lập địa, mở rộng bờ cõi, dựng xây đất nước như bây giờ.
Truyền thuyết cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về nguồn gốc hình thành cộng đồng người Việt. Và rằng, truyền thuyết cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn, khó khăn. Dù là người miền xuôi hay miền ngược, ở dưới biển hay trên đồi thì chúng ta đều là con cháu vua Hùng. Cùng sinh ra từ bọc trăm trứng, cùng là con Rồng cháu Tiên.
Giá trị nghệ thuật của câu chuyện
Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên có sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Từ đó, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Bên cạnh đó, các nhân vật đều được kể đan xen với hình tượng thần linh. Nhờ vậy, người đọc càng thêm tin tưởng vào nội dung truyền thuyết thể hiện.
Kể lại chuyện Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em
Không phải tự nhiên chúng ta được sinh ra trên cuộc đời này. Chúng ta đều tự hào là người dân nước Việt, có xuất thân là con Rồng cháu Tiên. Đó cũng là câu chuyện thường ngày ta thường được nghe qua lời kể của bà, của mẹ. Con Rồng cháu Tiên không chỉ là truyền thuyết. Nó còn là sự lý giải về nguồn gốc đầy tự hào của đất nước ta. Mãi đến sau này, truyền thuyết vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Ngày xửa ngày xưa, từ thuở khai sinh lập địa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân. Chàng là con trai của thần Long Nữ, canh giữ một vùng biển rộng lớn. Với thân hình Rồng, sức khỏe cường tráng và có nhiều thần thông biến hóa. Chàng nhiều lần giúp dân diệt trừ nhiều loại yêu ma quỷ quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Chàng còn dạy người dân nhiều phương pháp canh tác, chăn nuôi khác.
Vào thời điểm ấy, có một nàng tiên nữ tên là Âu Cơ, thuộc dòng dõi thần Nông, sinh sống ở vùng núi phương Bắc. Nàng là người thích tự do, muốn đi đây đi đó, thích ngắm nhìn cảnh đẹp. Hay tin Lạc Việt có nhiều phong cảnh lạ mắt, sơn thủy hữu tình, nàng liền tìm đến thăm. Một ngày nọ, Âu Cơ và Lạc Long Quân vô tình gặp nhau, yêu nhau. Rồi dần dần, hai người nên duyên vợ chồng và cùng sinh sống trong cung điện Long Trang.
Thời gian thấm thoát trôi qua, Âu Cơ đã mang thai. Nhưng thật kỳ lạ, mang thai chín tháng mười ngày, nàng lại sinh ra bọc trăm trứng. Cái bọc đó bỗng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, mập mạp, sức khỏe phi thường. Những đứa con lớn nhanh như thổi mà chẳng cần bú mớm.
Không lâu sau đó, Lạc Long Quân sống trên cạn quá lâu nên nhớ biển cả. Chàng bền trở về thủy cung, bỏ lại Âu Cơ cùng một trăm người con của mình. Từng ngày qua đi, Âu Cơ chờ đợi trong tâm trạng buồn tủi. Nàng bèn gọi chồng lên rồi than thở sao Long Quân cứ bỏ nàng lại mà đi.
Lạc Long Quan bèn trình bày hoàn cảnh của mình cho vợ hiểu. Chàng vốn là loài rồng quen sống với nước. Còn nàng lại là tiên, sống cùng núi non. Hai người hai hoàn cảnh khác nhau, tính tình khác nhau nên khó có thể sống cùng nhau lâu dài được. Giải pháp được đưa ra chính là Long Quân đem năm mươi người con xuống biển. Âu Cơ đưa năm mươi người còn lại lên rừng. Chia nhau cùng quan cải quản các phương. Hễ có chuyện gì khó khăn thì cùng nhau nghĩ cách, giúp nhau qua cơn hoạn nạn.
Mọi chuyện được sắp xếp ổn thỏa, Âu Cơ từ biệt chồng và đưa con đến vùng đất Phong Châu. Tại đây, người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Nước Văn Lang được thành lập, lấy Phong Châu làm kinh đô. Triều đình đứng đầu là vua, hỗ trợ cho vua có các lạc hầu, lạc tướng và các quan đại thần khác. Con trai vua sẽ được gọi là lang, con gái vua được gọi là mị nương. Quy định rằng, khi vua cha chết, ngôi sẽ được truyền ho con trai trưởng. Nước ta có đến mười tám đời vua Hùng và đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Hiểu được nguồn gốc của mình, nhân dân Việt Nam bao đời nay đều sống đoàn kết và giúp đỡ nhau. Có nhiều hành động sẻ chia làm nổi bật lên tinh thần ấy. Đó là tinh thần tương thân, tương ái, cùng giúp nhân dân miền Trung vượt qua cơn lũ lớn. Đó là chân dung những người lao mình vào vùng dịch để giúp dân chống dịch….
Mấy nghìn năm dựng xây đất nước đã qua, nhưng truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn nguyên giá trị. Truyền thuyết được kể giúp người dân hiểu hơn về nguồn gốc của mình, trân trọng và biết quý trọng nhau hơn. Bởi họ hiểu, tất cả mọi người đều là con vua Hùng, đều được sinh ra từ bọc trăm trứng.
Trên đây là bài viết kể lại chuyện Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em và một số nội dung khác. Hy vọng nhờ vào nguồn tài liệu này, các em học tập tốt hơn. Chúc các em luôn thành công trên con đường sắp tới. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Xem thêm: Ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy đầy đủ nhất
Văn Học Lớp 6 -Ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy đầy đủ nhất
Kể về một người bạn mà em mới quen hay đầy đủ nhất
Dàn ý và bài viết hoàn chỉnh kể về một lần em mắc lỗi
Dàn ý và bài văn kể về một việc tốt mà em đã làm
Kể về những đổi mới ở quê em – Dàn ý và bài văn mẫu hay nhất
Tóm tắt truyện Em bé thông minh hay và ngắn gọn nhất
Dàn ý tả phiên chợ Tết quê em được tuyển chọn siêu hay