Ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy đầy đủ nhất
Ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy được chúng tôi biên soạn sau đây sẽ giúp học sinh hiểu được sự tích, nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng và bánh giầy.
Truyện Bánh chưng bánh giầy mang đến cho người đọc cái nhìn giầy đủ hơn về nguồn gốc của hai loại bánh. Vậy ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu dưới giầy nhé. Hiểu về tác phẩm góp phần nâng cao kết quả học tập. Ngoài ra, còn giúp các em hiểu hơn về đất nước, quê hương mình.
Contents
Ý nghĩa truyện Bánh chưng bánh giầy là gì?
Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy được giảng giầy trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Thông qua câu chuyện này, các nhà giáo dục muốn học sinh hiểu hơn về nguồn gốc của bánh. Đồng thời, biết được ý nghĩa mà ông cha ta muốn gửi gắm qua truyền thuyết này.
Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy lý giải nguyên do xuất hiện hai loại bánh trên. Theo đó, bánh chưng bánh giầy là được đứa con thứ mười tám của vua Hùng sáng tạo nên. Ẩn chứa đằng sau đó là ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc. Bánh hình tròn là bánh giầy, tượng trưng cho trời. Bánh hình vuông được gọi là bánh chưng, đại diện cho đất.
Truyền thuyết ca ngợi thành quả lao động của nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam. Đề cao lao động, đề cao nghề nông và lòng hiếu thảo của người nông dân. Dù ở bất kỳ thời đại nào thì hạt gạo luôn được đánh giá cao về giá trị. Đó là hạt ngọc trời, là thức quà quý nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ. Bánh chưng, bánh giầy không đơn thuần chỉ là món ăn. Mà còn chứa đựng một cái nhìn sâu sắc của cả một nền văn minh lúa nước.
Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy thể hiện sự tôn trọng của người dân với tổ tiên. Đây cũng là sự trân trọng đáng quý đối với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ít ai nghĩ rằng, món ăn đơn sơ, giản dị như bánh mà lại giúp Lang Liêu giành được vương vị. Thứ đáng quý được đánh giá cao nằm ở cái tâm của người làm nghề. Chỉ những người coi trọng sản vật do chính mình làm ra, có tấm lòng hiếu thảo mới làm được. Bánh chưng, bánh giầy cũng là sự biết ơn của người dân lao động đối với thành quả được thiên nhiên ban tặng.
Dù ở thời đại nào đi chăng nữa, bánh chưng bánh giầy vẫn giữ nguyên giá trị. Minh chứng dễ nhận thấy nhất chính là trên mâm cúng gia tiên ngày lễ tết luôn có loại bánh này. Thấy bánh chưng là thấy tết chưa bao giờ sai cả.
Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy
Bản tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy số 1
Vua Hùng thứ sáu vì tuổi đã cao nên muốn tìm người truyền ngôi vua. Nhà vua nhân lúc tế lễ Tiêu Vương để chọn ra người có đủ tâm, đủ tài để truyền ngôi. Vua Hùng ra lệnh cho ai tìm được đồ ngon vật lạ. Ngai vàng là điều mong ước của tất cả các hoàng tử. Họ ra lệnh cho người lên rừng xuống biển tìm ra thức quà quý hiếm nhất. Chỉ riêng mình Lang Liêu- đứa con thứ mười tám lại không biết phải làm gì.
Chàng ta thường ngày chỉ quen với việc đồng áng. Bỗng nhiên, trong đêm khuya thanh vắng, Lang Liêu nằm mộng có người mách chàng làm bánh dâng vua. Nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, làm thành hai loại bánh với hình thù khác nhau. Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, bánh vuông đại diện cho đất. Hai thứ bánh hòa quyện vào làm một, dâng cúng gia tiên. Ngày cúng tế, chỉ riêng lễ vật của Lang Liêu khiến vua cha hài lòng. Bánh vừa ngon vừa có ý nghĩa nên được chọn làm lễ vật. Cuối cùng, ngôi vua được nhường lại cho Lang Liêu. Từ đó, gói bánh chưng bánh giầy ngày Tết trở thành phong tục tốt đẹp của người dân Việt.
Bản tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy số 2
Vua Hùng có đến hai mươi người con trai, ai cũng là người tài giỏi. Ngôi vàng chỉ có một, nhà vua muốn chọn một người thật xứng đáng để truyền ngôi. Không cần là con trường, chỉ cần dâng lên lễ vật cúng tế Tiên vương khiến vua cha hài lòng là được. Các hoàng tử ai nấy đều cảm thấy vui mừng và lo tất bật chuẩn bị lễ vật dâng lên. Thật hy vọng mình có thể giành được ngai vàng. Chỉ riêng mình hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu không biết chọn lễ vật gì. Bởi, chàng chỉ quen với cuốc cày, ruộng nương chứ không biết nhiều về của ngon vật lạ.
Bỗng đâu một đêm trăng thanh gió mát, Lang Liêu được thần mách nước. Nên chọn lấy gạo nếp ngon, đậu xanh và thịt lợn để nhào nặn thành hai thứ bánh. Một loại được tạo thành hình tròn, tượng trưng cho Trời. Loại kia được nặn thành hình vuông, tượng trưng cho Đất. Ngay khi món bánh được dâng lên, nhà vua đã bày tỏ sự hài lòng và chọn làm vật cúng lễ. Bánh được đặt tên là bánh chưng và bánh giầy và được vua cha truyền ngôi. Sau này, gói bánh chưng bánh giầy trở thành một tập tục tốt đẹp của mỗi gia đình Việt.
Trên giầy là phần trình bày ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy do chúng tôi biên soạn. Thông qua bài viết, các em sẽ hiểu thêm về nội dung bài học và giá trị tác phẩm mang lại. Chúc các em luôn học tốt và đạt điểm cao trong mọi kỳ thi nhé!
Xem thêm: Kể về một người bạn mà em mới quen hay đầy đủ nhất
Văn Học Lớp 6 -Kể về một người bạn mà em mới quen hay đầy đủ nhất
Dàn ý và bài viết hoàn chỉnh kể về một lần em mắc lỗi
Dàn ý và bài văn kể về một việc tốt mà em đã làm
Kể về những đổi mới ở quê em – Dàn ý và bài văn mẫu hay nhất
Tóm tắt truyện Em bé thông minh hay và ngắn gọn nhất
Dàn ý tả phiên chợ Tết quê em được tuyển chọn siêu hay
Tả khu vườn nhà em vào buổi sáng (Dàn ý + Mẫu hay)