Ý nghĩa của nhan đề Thuốc của tác giả Lỗ Tấn chi tiết nhất
Ý nghĩa của nhan đề Thuốc của tác giả Lỗ Tấn chi tiết nhất sau đây sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nhan đề mà tác giả đã đặt cho tác phẩm.
Thuốc là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn trình bày nỗi đau của người dân Trung Hoa thời cận đại. Tác phẩm này đã được đưa vào chương trình giảng dạy của lớp 12. Để giúp các em học sinh nghiên cứu tốt hơn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm ý nghĩa của nhan đề Thuốc của tác giả Lỗ Tấn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo tốt giúp các em học tập tốt hơn.
Contents
Khái quát đôi nét về tác giả tác phẩm
Tác giả
Lỗ Tấn (1881-1936) là một trong những nhà văn cách mạng nổi tiếng thời Trung Quốc. Cuộc đời ông cũng đã từng phiêu bạt nhiều ngành nghề khác nhau. Từ hàng hải, khai mỏ, thú y và văn nghệ.
Ông luôn bày tỏ quan điểm sáng tác rõ ràng trong từng tác phẩm. Ông ra sức phê phán căn bệnh khiến đầu óc con người mê muội, tự thỏa mãn với cảm xúc chính mình. Và rồi chính họ lại ngủ quên trong cái “hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Lỗ Tấn từng tiết lộ mục đích sáng tác của ông chính là dùng ngòi bút để lật tẩy các “căn bệnh tinh thần”. Đồng thời, kêu gọi mọi người nhanh chóng tìm kiếm phương thuốc để chữa trị.
Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Thuốc là tác phẩm được viết vào thời điểm phong trào Ngũ tứ bùng nổ vào năm 1919. Lần đầu tác phẩm được in vào tập “Gào thét”.
Vào khoảng năm 1919, đất nước Trung Hoa bị xâu xé bởi năm nước đế quốc lớn là Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật. Trung Quốc trở thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Nhân dân chấp nhận cuộc sống đó mà không hề phản kháng. Tác giả gọi đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn đáng phê phán và lên án.
Bố cục
Thuốc được chia thành bố cục ba phần.
Phần đầu nói về việc mua thuốc. Thuyên bị mắc bệnh Lao và được lão Hoa mua bánh bao có thẩm máu người về cho ăn.
Phần hai là diễn biến của việc ăn thuốc. Mặc dù đã cho con ăn bánh bao tẩm máu người nhưng dấu hiệu ho vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Phần cuối bàn về hậu quả của việc sử dụng thuốc. Vào tiết Thanh Minh, mẹ Hạ Du và Thuyên gặp nhau và thấy vòng hoa xuất hiện trên mộ Hạ Du.
Phân tích ý nghĩa nhan đề Thuốc của Lỗ Tấn
Chỉ với một danh từ “thuốc” đã lột tả được ý nghĩa bao hàm trong toàn bộ tác phẩm. Thuốc ở đây được thể hiện dưới nhiều hàm nghĩa khác nhau.
Thuốc mang hàm nghĩa tường minh
Thuốc mà Lỗ Tấn nói đến trong câu chuyện chính là chiếc bánh bao có tẩm máu người bị chết. Đây được cho là phương thuốc chữa bệnh lao hiệu quả, rất được tin dùng ở thời điểm đó.
Thuốc là hình ảnh tả thực, rất chân thực và xuyên suốt cả câu chuyện. Tuy nhiên, sau khi sử dụng phương thuốc quý ấy, con trai của vợ chồng lão Hoa vẫn ra đi tức tưởi. Cái chết ẩn chứa nhiều sự đau lòng.
Thuốc là biểu tượng của sự u mê, lạc hậu của những người dân Trung Hoa thời đó. Nhận thức kém khiến người ta tin vào những thứ phù phiếm và không đúng thực tại.
Thuốc là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn đang mê muội
Sự ra đi của người được chữa bệnh là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của thuốc. Con người cần phải tỉnh táo hơn trong những lựa chọn của mình. Để rồi không phải rơi vào những chiêu trò mê tín, dị đoan, dụ hoặc nữa.
Thuốc là phương pháp đưa con người thoát khỏi u mê về chính trị
Căn bệnh mê tín dị đoan, lạc hậu trong tư tưởng, suy nghĩ và hành động đang ăn mòn con người Trung Quốc. Thuốc muốn đánh thức họ, kéo họ ra khỏi vũng bùn mộng mị. Không để họ bị che mắt bởi một cuộc sống “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Thuốc phản ánh một phần đời sống xã hội đương thời. Người dân nghe theo những lề lối lạc hậu mà bỏ quên đi những giá trị khác. Ở đâu đó, vẫn có những con người làm cách mạng nhiệt huyết, muốn nhân dân có cuộc sống hạnh phúc hơn. Đọc và cảm nhận giá trị thực của Thuốc, người ta sẽ hiểu và dần rút ngắn khoảng cách giữa người làm cách mạng với nhân dân.
Máu được sử dụng làm phương thuốc cứu người là của Hạ Du- một chí sĩ yêu nước. Nhưng lại bị nhầm thành kẻ địch và bị giết hại. Xã hội kia không một ai hiểu cho sự hy sinh thầm lặng này, kể cả người thân. Sự xa rời quần chúng đã khiến mẹ anh hiểu nhầm con trai mình, chú anh đi tố cáo để nhận tiền thưởng…
Phân tích ý nghĩa của vòng hoa và đường mòn
Ý nghĩa của đường mòn
Hình ảnh đường mòn được xuất hiện trong phần cuối tác phẩm. Lỗ Tấn diễn tả rất chân thực hình ảnh con đường ấy.
Đường được tạo thành bởi những người thường xuyên đi tắt và được chia làm hai phía. Một bên là nghĩa địa dành cho người chết chém, bên kia là nghĩa địa dành cho người nghèo.
Con đường mòn chính là biểu tượng rõ ràng nhất cho một thói quen, tập quán xấu được hình thành từ lâu đời.
Con đường tự nhiên trở thành ranh giới giữa người với người. Một bên là những người chí sĩ yêu nước như Hạ Du. Bên còn lại là người dân bình thường như gia đình Hoa Thuyên. Khoảng cách tồn tại ngay cả khi sống đến lúc chết đi. Hai bên không thấy hiểu và cảm hóa lẫn nhau.
Ý nghĩa của chi tiết vòng hoa
Vòng hoa thể hiện sự trân trọng, tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng mà Lỗ Tấn dành cho Hạ Du. Đây chỉ là một đại diện nhỏ, nhưng cũng góp phần thể hiện tình cảm của ông trong cuộc cách mạng Tân Hợi 1911.
Vòng hoa thể hiện xu thế tiến triển cách mạng của xã hội lúc bấy giờ. Có người ghét kẻ thương, có người chà đạp cũng có người tâm trọng. Họ vẫn dành niềm cảm thương sâu sắc cho những ai ngã xuống vì đại nghĩa. Đây là điềm báo cho tương lai tất thắng của cách mạng.
Vòng hoa là sự đối lập với chiếc bánh bao tẩm máu ở đầu câu chuyện. Tác giả ngầm mong cầu có một phương thuốc mới điều trị được tất thảy bệnh tật cho người dân. Đó là liều thuốc tinh thần hữu hiệu mà chỉ có khi giác ngộ cách mạng.
Chi tiết vòng hoa là điểm đắt giá nhất của tác phẩm. Lỗ Tấn không khiến không gian u ám kia trở nên bi thảm. Dội ngược vào tâm hồn người đọc những điều tồi tệ. Ngược lại, vòng hoa là tia hy vọng lóe lên, như ánh sáng cuối đường hầm. Những ai tin tưởng vào con đường cách mạng có quyền hy vọng vào tương lai phía trước.
Trên đây là những phân tích về nội dung và ý nghĩa của nhan đề Thuốc của tác giả Lỗ Tấn. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các em trong công cuộc học tập và làm bài kiểm tra. Chúc các em luôn học tốt và đạt điểm cao trong mỗi kỳ thi. Và đừng quên theo dõi trang để học tập thêm nhiều kiến thức mới nhé.
Xem thêm: Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả (Ngữ Văn 12)
Văn Học Lớp 12 -Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả (Ngữ Văn 12)
Cách làm bài văn nghị luận xã hội về quan niệm của hạnh phúc
Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà hay nhất
Cảm nhận về người đàn ông và cảm nhận về người đàn bà hàng chài
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc
Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến chọn lọc hay nhất
Dàn ý bài Việt Bắc hay và chi tiết nhất được chọn lọc