Truyền thuyết là gì? Phân biệt truyền thuyết với cổ tích

Truyền thuyết là gì? Truyền thuyết là thể loại truyện chiếm vị trí quan trọng trong văn học dân gian của Việt Nam. Truyền thuyết luôn có đa dạng thể loại.

Truyền thuyết xuất hiện nhiều từ chương trình văn học của lớp 6. Vậy truyền thuyết được định nghĩa ra sao? Đặc điểm của chúng. Cách phân biệt chúng với truyện cổ tích và thần thoại. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề này.

Truyền thuyết là gì

Truyền thuyết là gì

Content

Định nghĩa về truyền thuyết là gì?

Truyền thuyết là những câu chuyện được dân gian truyền miệng nhau qua nhiều đời. Chúng dùng để giải thích các phong tục tập quán ở nhiều nơi. Cũng có thể là kể về các nhân vật lịch sử thời xưa. Trong truyền thuyết thường bắt gặp nhiều yếu tố kì ảo hay phóng đại. Kết thúc mở là kết thúc của một câu truyện truyền thuyết.

Cách để phân biệt truyền thuyết với cổ tích và thần thoại

Cốt truyện và nhân vật trong truyền thuyết được dựa theo các nhân vật lịch sử. Chúng mang tính chất lịch sử. Cổ tích là thể loại truyện không có thật. Hầu hết đều là tưởng tượng của nhân dân.

Nội dung trong truyền thuyết thường có các nhân vật và chủ đề mang đậm tính lịch sử. Đối với cổ tích đó là câu chuyện gia đình, anh em hay bạn bè. Xung đột và mâu thuẫn thường xảy ra nhất là trong xã hội phong kiến.

Kết thúc câu chuyện cổ tích thường mang đến một kết thúc có hậu. Nhân vật ở hiền sẽ gặp được hạnh phúc lâu dài. Ngược lại những kẻ xấu xa và độc ác sẽ bị trừng phạt thích đáng. Đối với truyền thuyết truyện thường kết thúc mở.

Truyền thuyết và truyện cổ tích có mối quan hệ gì?

So với cổ tích thì truyền thuyết ra đời sớm hơn. Chúng được nhân dân sử dụng xem như là lời lý giải về nhân vật, sự kiện lịch sử. Vận mệnh dân tộc và truyền thuyết như gắn bó với nhau. Đó là sự kết hợp của lịch sử và các yếu tố hư cấu.

Cổ tích được ra đời khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp rõ rệt. Mâu thuẫn về địa vị hay quyền lợi diễn ra giữa các giai cấp. Cổ tích chủ yếu nói về số phận của con người trong xã hội. Mong muốn được sống hạnh phúc, tự do và luôn hướng đến một xã hội công bằng. Sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và hư cấu tạo nên cổ tích.

Chính vì có liên quan đến yếu tố lịch sử nên truyền thuyết có sức sống bền bỉ hơn. Trong văn học dân gian truyện cổ tích đang ngày càng mờ nhạt hơn. Tuy nhiên sức hút của nó với nhiều khán giả nhỏ tuổi vẫn còn khá nhiều.

Mối quan hệ giữa truyền thuyết và thần thoại

Những câu chuyện dân gian thường được kể liên quan đến các vị thần hay anh hùng được gọi là thần thoại. Người cổ xưa dùng thần thoại để quan niệm về nguồn gốc của thế giới. Cùng với đó là cuộc sống xung quanh con người.

Truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Người ta kể về nhân vật, sự kiện lịch sử hay phong tục tập quán. Trong truyền thuyết cũng có sự xuất hiện của nhiều yếu tố phóng đại và kì ảo.

Việt Nam có những loại truyền thuyết nào?

Truyền thuyết được chia theo thời kì dựa vào nội dung của chúng:

Truyền thuyết được chia theo các nhóm gồm:

Một vài đặc trưng trong truyền thuyết

Dưới đây là một số đặc trưng có trong truyền thuyết:

Bài viết trên đây giúp mọi người hiểu hơn về truyền thuyết là gì? Bên cạnh đó là cách phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích. Nêu ra đặc trưng và những loại truyền thuyết. Hy vọng sẽ là những tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Thuật Ngữ -