Thuyết minh về kính đeo mắt (Dàn ý + Mẫu chọn lọc cực hay)

Thuyết minh về kính đeo mắt chi tiết, qua dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về kính đeo mắt được kiểm duyệt đã chọn lọc cực chất lượng.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, chúng ta được tiếp xúc với nhiều dạng văn khác nhau. Dạng văn thuyết minh cũng là điển hình trong khung chương trình này. Thực tế cho thấy, nhiều em vẫn chưa biết cách thể hiện một bài văn thuyết minh đúng. Dưới đây là dàn ý và bài văn thuyết minh kính đeo mắt để các em có thể tham khảo.

Dàn ý và bài văn thuyết minh về kính đeo mắt cực hay

Dàn ý và bài văn thuyết minh về kính đeo mắt cực hay

Content

Dàn ý thuyết minh về kính đeo mắt

Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về kính đeo mắt

Thân bài

Nguồn gốc ra đời kính đeo mắt

– Năm 1290, chiếc kính đeo mắt đầu tiên ra đời ở nước Ý.

– Kính được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi và trở thành vật dụng không thể thiếu của nhiều người.

– Chiếc kính áp tròng ra đời vào năm 1877.

Cấu tạo của chiếc kính đeo mắt

– Có nhiều loại mắt kính khác nhau. Chất liệu thường sử dụng là thủy tinh hoặc nhựa.

– Mắt kính thủy tinh trong suốt, dễ nhìn, nhưng rất dễ vỡ.

– Mắt kính nhựa nhẹ, giá thành rẻ hơn nhưng dễ xước.

– Gọng kính được chia làm gọng kính kim loại và gọng kính nhựa.

– Gọng kim loại làm bằng nguyên liệu sắt là chủ yếu, không có độ dẻo, khó di chuyển. Đeo vào thường có cảm giác nặng, có thể gây dị ứng khó chịu.

– Gọng nhựa dẻo bền, chịu được áp lực tốt và thời gian sử dụng lâu dài.

Công dụng của kính đeo mắt

– Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và loại kính mà sẽ có những công dụng khác nhau.

– Kính thuốc được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ. Dành riêng cho người có bệnh về mắt và chỉ được sử dụng cho người được chỉ định.

– Kính lão dành cho người già, để hỗ trợ mắt yếu hoặc bảo vệ mắt trước tác động của ngoại cảnh.

– Kính râm dùng khi bạn đi ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

– Kính thời trang chỉ để tạo dáng, điểm nhấn cho người sử dụng.

Kết bài

– Nêu cảm nhận của kính đeo mắt.

Bài văn thuyết minh về kính đeo mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, mỗi người trong chúng ta cần biết các bảo vệ nó. Những chiếc kính mắt với nhiều chủng loại mẫu mã ra đời để đảm nhận nhiệm vụ đó. Hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của những chiếc kính nhé.

Có lẽ, kính mắt đã xuất hiện cách đây rất lâu, tại đất nước Ý mộng mơ vào năm 1620. Có nhiều người cho rằng, kính còn xuất hiện trước đây nữa, nhưng dưới hình dạng là một chiếc kinh đơn. Sau nhiều lần cải tiến thì kính mắt mới có hình dạng như hiện tại. Đến năm 1877, chiếc kính áp tròng đầu tiên được cho ra mắt. Đây là một phát minh mới đáng tự hào, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật.

Thật khó tin khi nói, lúc mới ra đời, không phải ai cũng có quyền được đeo. Thời điểm bấy giờ chỉ có thầy tu và quý tộc được sử dụng nó. Càng về sau này, người ta tin rằng việc đeo kính sẽ giúp bản thân mình trở nên quan trọng hơn. Do vậy, việc đeo kính càng được chú trọng và phổ biến.

Kính đeo mắt trước đây và bây giờ không quá khác nhau về kiểu dáng, cấu tạo lẫn công dụng. Có chăng chỉ là việc thay đổi một vài chi tiết để làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Kính có hai bộ phận chính là phần mắt kính và gọng kính. Phần gọng kính đóng vai trò nâng đỡ, giúp kính giữ đúng vị trí theo ý muốn của bạn.

Gọng được làm bằng chất liệu nhựa hoặc kim loại. Mỗi loại sẽ có một ưu điểm riêng làm hài lòng người sử dụng. Gọng kính kim loại thường có độ bền cao nhưng lại khá nặng và thường gây khó chịu. Gọng nhựa nhẹ, bền, có thể uốn cong được, chịu áp lực tốt và thời gian sử dụng lâu bền.

Mắt kính là bộ phận quan trọng nhất của kính mắt. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng kính mắt mà mắt kinh cũng có những sự thay đổi để phù hợp. Có rất nhiều mẫu mã kính mắt để bạn có thể thoải mái lựa chọn như hình tròn, hinh vuông… Mắt kính thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh. Mắt kính nhựa có đặc điểm bền, nhẹ, giá thành rẻ nhưng lại rất dễ bị trầy xước. Mắt kính thủy tinh nặng, giá thành cao nhưng lại có chất lượng tầm nhìn tốt.

Ngoài kính có gọng ra thì người ta còn thích sử dụng kính áp tròng. Nó giúp chúng ta tự tin hơn khi đứng trước người đối diện, giao tiếp thoải mái hơn. Kính ngoài việc có thể điều chỉnh được tật khúc xạ thì còn giãn tròng và thay đổi màu mắt. Nhờ vậy mà diện mạo chúng ta luôn có thể làm mới và thay đổi.

Kính mắt hiện nay có rất nhiều loại để phục vụ những lợi ích khác nhau. Kính thuốc dành cho những ai mắc các bệnh về mắt và được chỉ định đeo kính. Kính giúp người cận thị có thể nhìn những vật ở xa được rõ ràng hơn. Người viễn thị phát hiện được những vật ở gần mình. Kính thể thao được sản xuất riêng cho những ai thích chơi thể thao. Kính có chức năng chống nước, chống gió tuyết cực hiệu quả. Đối với những ai thường xuyên phải ra ngoài, kính râm là người bạn đồng hành không thể thiếu. Kính râm thường có tiết diện to hơn và mỏng hơn so với kính thuốc. Nó được sản xuất bởi một loại kính đặc biệt, có thể tránh được tia UV. Màu sắc bắt mắt, kiểu dáng thời trang khiến loại kính này được rất nhiều chị em ưa chuộng.

Mỗi người sẽ phù hợp với một loại kính riêng, đặc biệt là những ai gặp các vấn đề về mắt. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm được loại kính phù hợp. Trong quá trình sử dụng, kính cần được lau chùi và bảo quản cẩn thận, không được làm trầy xước. Sử dụng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng để giữ cho mắt kính luôn sạch và sáng.

Kính áp tròng cần được chăm sóc cẩn thận hơn nhiều lần. Hãy nhỏ mắt thường xuyên để giúp mắt luôn duy trì được độ ẩm cần thiết. Làm việc học tập phải luôn đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về khoảng cách, ánh sáng. Cần kết hợp các biện pháp bảo vệ mắt và chế độ dinh dưỡng.

Chiếc kính đeo mắt giờ đây đã quá phổ biến với nhiều người. Chúng ta phải biết ơn và trân trọng phát minh vĩ đại của các nhà khoa học. Có như vậy thì bây giờ chúng ta mới có thêm cơ hội để quan sát mọi thứ xung quanh. Hãy yêu con mắt, cửa sổ tâm hồn của mình bạn nhé.

Trên đây là dàn ý thuyết minh về kính đeo mắt và bài văn thuyết minh về kính đeo mắt mà chúng tôi biên soạn. Rất hy vọng thông qua bài viết này, các em biết phương pháp làm bài hiệu quả. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong học tập.

Văn Học Lớp 8 -