Giá trị nội dung nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó được chia sẻ sẽ giúp các em hiểu được giá trị bài Tức cảnh Pác Bó.

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1941. Bác Hồ đã kể lại cuộc sống gian khổ khi làm cách mạng ở hang Pác Bó với một tinh thần đầy lạc quan, tự tại. Bài viết dưới đây là giá trị nội dung nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Mời các em cùng theo dõi bài viết nhé.

Tìm hiểu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó chi tiết

Tìm hiểu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó chi tiết

Content

Giá trị nội dung của bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó nói về cuộc sống khó khăn, gian khổ của Bác Hồ ở hang Pác Bó. Nhưng Người vẫn làm việc với một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Đây là thời gian Bác đang tìm đường lối và hướng đi cho đất nước, dân tộc. Bác phải ở hang núi Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng, làm việc trên bàn đá.

Với cách ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi trong mỗi câu thơ. Giúp bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật cứng nhắc trở nên hài hòa, tự nhiên hơn.

Câu thơ thứ ba trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó là trung tâm của bài thơ. Người làm cách mạng – Bác Hồ trở nên vĩ đại, lớn lao hơn.

Dù Người phải làm việc trong một hoàn cảnh hết sức thiếu thốn khó khăn. Nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan, tràn đầy sức sống. Từ “sang” được dùng trong câu cuối thể hiện được sự lạc quan của Bác. Với giọng điệu vui vẻ, thể hiện được ý chí quyết tâm, niềm tự hào của người làm cách mạng.

Giá trị nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Hoàn cảnh sáng tác Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ được ra đời vào khoảng thời gian Bác Hồ trở về Việt Nam sinh sống và làm việc tại hang Pác Bó. Sau một khoảng thời gian dài Người phải bôn ba đi tìm con đường cứu nước. Bác về hoạt động cách mạng trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn gian khổ. Mặc dù thiếu thốn trăm bề nhưng Bác vẫn vô cùng lạc quan vui vẻ. Dù ở hang đá, ăn cháo, rau măng, làm việc trên bàn đá nhưng Bác vẫn cảm thấy sang trọng. Nhờ đó bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời.

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Đây là câu thơ đầu của bài thơ với cách đọc ngắt nhịp 4/3 rõ ràng và dễ hiểu. Bác đã mô tả được khái quát hoàn cảnh sống của mình. Buổi sáng Bác phải ra ngoài để làm việc, tối Bác được về hang đá Pác Bó để nghỉ ngơi. Vốn là một con người yêu thiên nhiên, Bác sống và làm việc bên bờ suối và rừng núi.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Câu thơ này thể hiện được hoàn cảnh sống thiếu thốn của Bác lúc bấy giờ. Sống giữa núi rừng với nhiều khó khăn thử thách. Cuộc sống rau cháo qua ngày đạm bạc của người chiến sĩ cách mạng. Nhưng không đánh gục được ý chí lớn lao của Người. Sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách để làm nên nghiệp lớn.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Người làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, không có bàn làm việc. Bác phải làm việc trên phiến đá “chông chênh”. Cho thấy người phải nỗ lực thế nào để làm công cuộc cách mạng lớn. Ngoài sử dụng từ “chông chênh”, Bác còn sử dụng toàn thanh trắc để nói lên sự vất vả, khó khăn gian khổ. Nhưng cũng nói lên tinh thần không sợ khó, sợ khổ để đi đến thành công trong sự nghiệp cứu nước.

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Đây là câu cuối của bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Câu thơ cuối thể hiện sự lạc quan, vui vẻ. Mặc dù Người đang phải sống trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn trăm bề. Nhưng Bác không hề thấy nản chí mà còn khiến người đọc cảm thấy thú vị với giọng văn vui vẻ, tràn đầy hy vọng. Cuộc đời cách mạng giải phóng dân tộc để có thể mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Chữ “sang” trong câu thơ thể hiện vật chất thiếu thốn không phải là vấn đề lớn của người làm cách mạng. Ý chí quyết tâm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mới là tiên quyết hàng đầu.

Bài thơ được viết theo lối dí dỏm, vui vẻ. Gọng thơ tự nhiên sảng khoái. Cho thấy Bác luôn lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn gian khổ vì sự nghiệp cách mạng cứu nước. Qua đây cũng cho thấy nhân cách thanh cao của Bác Hồ cùng với sự hy sinh thầm lặng của Người cho nhân dân, cho đất nước. 

Trên đây là nội dung nghệ thuật và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của tác giả Nguyễn Ái Quốc để các em học sinh tham khảo. Hy vọng các em sẽ nắm được những kiến thức quan trọng và có kết quả học tập tốt nhất nhé.

Văn Học Lớp 8 -