Bài thuyết minh về bến Ninh Kiều hay mà học sinh nên biết
Thuyết minh về bến Ninh Kiều Cần Thơ chi tiết nhất sau đây sẽ giúp học sinh hiểu thêm về nguồn gốc, vị trí địa lý và vẻ đẹp của bến Ninh Kiều.
Thuyết minh về bến Ninh Kiều là một trong những chủ đề thường gặp ở chương trình Ngữ văn lớp 7, 8. Nhiều em học sinh vẫn còn nhiều bối rối không biết nên làm thế nào. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn dàn ý và bài viết hoàn chỉnh thuyết minh về bến Ninh Kiều Cần Thơ.
Nội Dung Bài Viết
Dàn ý thuyết minh về bến Ninh Kiều Cần Thơ
Mở bài
Giới thiệu về Cần Thơ và bến Ninh Kiều.
Thân bài
Nguồn gốc của tên gọi bến Ninh Kiều
Ban đầu, bến Ninh Kiều là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ.
Đến năm 1876, bến Ninh Kiều được đắp gạch, xây dựng kiên cố thành bến tàu giao thương giao lưu hàng hóa tấp nập. Người Pháp đổi tên thành bến Thương Mại, còn người dân lại gọi bằng cái tên khác là bến Hàng Dương.
Khi Ngô Đình Diệm nắm chính quyền miền Nam đã đặt tên bến sông thành Ninh Kiều để ghi nhớ công ơn của Lê Lợi.
Vị trí địa lý của bến Ninh Kiều
Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, phía hữu ngạn sông Hậu.
Là một công viên lớn được trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát vui chơi. Dọc bờ sông là bờ kè được trải thảm đá bằng phẳng. Đường tráng nhựa, xi măng đan xen cỏ.
Bến Ninh Kiều mang vẻ nhẹ nhàng, nên thơ như một thiếu nữ e ấp bên bến sông.
Bến đẹp vào tất cả các buổi trong ngày. Buổi sáng là vẻ trầm mặc, an tĩnh. Về đêm, Ninh Kiều trông thật lộng lẫy, uy nghiêm trước những ánh đèn rực rỡ nhiều màu sắc.
Đây là địa điểm dạo mát lý thú cho nhiều gia đình, cặp đôi.
Cây cầu càng đẹp hơn khi được lát gạch láng bóng, điểm tô thêm một vài chậu cây được cắt tỉa cẩn thận. Một vài chiếc ghế đá được đặt dọc khuôn viên bến để cho du khách nghỉ chân.
Vẻ đẹp của bến Ninh Kiều
Ban ngày được nhìn ngắm ảnh Bác Hồ tại trung tâm công viên Ninh Kiều.
Cầu đi bộ nối liền bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế được xây dựng. Lắp đặt hệ thống đèn LED chiếu sáng vào ban đêm làm tăng thêm sự lung linh, huyền ảo.
Bến Ninh Kiều đẹp nhất vào ban đêm, gió thổi nhẹ, trời trong mát, phóng xa tầm mắt để thấy Xóm Chài, Cồn Ấu sáng đèn. Sự yên tĩnh, vắng lặng khiến chúng ta thả hồn vào cùng mây gió.
Trải nghiệm sẽ thú vị hơn khi chèo thuyền trên sông.
Nếu đi du lịch vào trúng dịp Tết, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp làm say lòng người của những khóm hoa. Mỗi lần đi ngang qua, người nghệ sĩ lại thả hồn vào đó để cho ra đời nhiều tác phẩm đáng nhớ.
Kết bài
Tổng kết lại vấn đề. Thể hiện niềm yêu thích, sự say mê đối với bến Ninh Kiều. Khẳng định sự thay da đổi thịt, ngày càng đẹp tươi, tràn trề sức sống.
Bài viết thuyết minh về bến Ninh Kiều Cần Thơ hoàn chỉnh
Cần Thơ hiện đang là một tỉnh thành phát triển vượt bậc về kinh tế. Đời sống người dân dần được ổn định, sung túc hơn ngày xưa nhiều. Giờ đây, khi nhắc đến Cần Thơ, người ta nhớ nhiều đến danh lam thắng cảnh nổi tiếng và cả những con người chất phác, hồn hậu. Khi đến Cần Thơ, hãy thử một lần ghé thăm bến Ninh Kiều, bạn sẽ phải thốt lên bất ngờ bởi vẻ đẹp của nó.
“Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp, có nhiều giai nhân”
Bến Ninh Kiều là nơi giao thương hàng hóa đông đúc, tấp nập từ lâu. Và đặc biệt phát triển trong thời kỳ Pháp thuộc. Ban đầu, người ta gọi nơi đây là bến Hàng Dương vì có rất nhiều hàng cây dương chắn gió được mọc hai bên bờ. Đây cũng được xem là một địa danh nổi tiếng của đất Tây Đô thời bấy giờ.
Người xưa kể lại rằng, vào những đêm trăng thanh gió mát, tại bến Ninh Kiều, thuyền bè vào ra nhộn nhịp. Những chàng trai, cô gái, tài tử giai nhân lại tụ họp về đây đàn ca múa hát. Một không gian lung linh huyền ảo được chiếu rọi bởi ánh tranh. Hòa cùng tiếng hát lảnh lót nghe thật êm tai. Đó cũng là lý do mà bến sông này còn có tên gọi khác là bến Cầm Thi hay là Cầm Thơ. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, bến Ninh Kiều nay đã trở thành trung tâm của Thành phố Cần Thơ từ năm 2004 theo quyết định của Chính phủ. Quận Ninh Kiều được thành lập và giữ lại tất cả những phường nội thành cũ như Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Bình.
Con người Cần Thơ nổi tiếng chịu thương, chịu khó, hiền lành chất phác. Nghề nghiệp chính của họ là buôn bán trên sông nước. Do vậy, họ trân quý biết bao những bến sông, nhất là bến sông Ninh Kiều- biểu tượng của Cần Thơ. Vị trí bến sông khá đắc địa, nằm ở phía hữu ngạn sông Hậu giao với sống Cần Thơ. Hầu như trên bến sông lúc nào cũng diễn ra hoạt động trao đổi, buôn bán tấp nập. Chẳng có gì lạ khi nói cần thức quà gì của Đồng bằng sông Cửu Long, cứ ra bến Ninh Kiều là đủ. Biết bao nhiêu thứ quả ngon được bày bán. Có thể kể đến như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn Cao Lãnh, vú sữa trắng, …
Ngay cạnh bến Ninh Kiều, người ta đã cho xây dựng cảng Cần Thơ hiện đại với khả năng tiếp nhận tàu bè lên đến 5.000 tấn. Có quá nhiều thuận lợi cùng hội tụ về một điểm khiến cho bến Ninh Kiều càng thêm đông vui, tấp nập. Nó trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Cần Thơ nói chung và người dân miền Tây Nam Bộ nói riêng.
Du khách thập phương đến với bến Ninh Kiều để chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí và thơ mộng của bến Ninh Kiều. Mỗi buổi, mỗi thời điểm trong ngày, nơi đây lại toát lên những nét đặc biệt. Một điều dễ dàng nhận thấy đó là dù ở khoảnh khắc nào, người ta cũng cảm nhận được sự nhẹ nhàng của bến sông e ấp bên dòng Hậu Giang cuộn chảy. Gió thổi lồng lồng, mát rười rượi, hàng dương già xôn xao, uốn lượn, tất cả cuốn phăng đi hết mệt mỏi, âu lo thường ngày.
Màn đêm buông xuống, Ninh Kiều lại khoác lên mình một màu áo mới. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt sông như dát vàng. Từng đợt sóng nhẹ gợn lên lăn tăn càng khiến không gian trở nên mê hoặc lòng người. Bến Ninh Kiều là nơi hò hẹn của nhiều chàng trai cô gái. Vẻ e ấp còn hiện nguyên trên khuôn mặt họ. Xa xa kia là những cụ già đang dạo quanh bến sông, vận động một vài động tác nhẹ, hít hà cái không khí trong lành. Đứng tại đây, phóng tầm mắt ra xa một chút sẽ thấy ánh đèn lấp lánh chiếu từ Xóm Chài và Cồn Ấu sang. Một vàm cỏ lau mập mờ như che giấu, như phô diễn vẻ đẹp.
Ngày nay, bến Ninh Kiều càng được đầu tư xây dựng cảnh quan nhằm thu hút khách du lịch. Phần nền được lát gạch sáng bóng. Xung quanh là hàng cây xanh rợp bóng mát được cắt tỉa cẩn thận. Người ta còn cẩn thận đặt thêm một vài chiếc ghế đá nhỏ xinh để ai đi xa ngồi nghỉ đỡ mỏi.
Bến Ninh Kiều còn là thiên đường ẩm thực đường phố mà bạn không nên bỏ qua. Đối với những du khách thích thưởng thức bữa ăn sang chảnh dạo quanh bến, hãy thử trải nghiệm món ăn trên nhà hàng du thuyền Cần Thơ. Tin chắc rằng những trải nghiệm tại đây sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài những món ăn đặc sản vùng miền. bạn sẽ được thưởng thức dòng nhạc trữ tình, tân cổ và nhạc trẻ. Vừa ngắm cảnh đẹp, vừa ăn ngon, vừa thả hồn phiêu vào từng nốt nhạc. Còn gì tuyệt vời hơn thế nữa!.
Suối dặm dài của cuộc đời, thứ ta tìm kiếm nhiều nhất vẫn là chút an yên, bình lặng của một địa điểm mới. Bạn đã ghé thăm Cần Thơ lần nào chưa? Nếu chưa, hãy đến đây dù chỉ một lần để hiểu hơn về đất và người nơi đây. Bến Ninh Kiều- biểu tượng trường tồn bền bỉ với thời gian.
Trên đây là bài thuyết minh về bến Ninh Kiều Cần Thơ do chúng tôi biên soạn. Hy vọng rằng, nội dung này sẽ giúp ích được các em trong quá trình học tập và làm bài kiểm tra. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao. Và đừng quên theo dõi trang để tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới và bổ ích nhé.
Xem thêm: Dàn ý và bài viết biểu cảm về cây tre hay nhất hiện nay
Văn Học Lớp 7 -Dàn ý và bài viết biểu cảm về cây tre hay nhất hiện nay
Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang hay và ý nghĩa nhất
Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng (Dàn ý + Mẫu hay)
Chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (Dàn ý + Mẫu hay)
Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya chi tiết
Biểu cảm về cây phượng cực hay được tuyển chọn
Cảm nhận về mùa thu hay nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng