Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng (Dàn ý + Mẫu hay)

Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng cực hay và chi tiết, được thể hiện qua dàn ý và bài văn mẫu được biên soạn bởi những giáo viên giỏi nhất.

Chương trình Ngữ văn 7 có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc của nhiều tác giả lớn. Chúng ta có thể nhắc đến Hồ Chí Minh với tác phẩm Rằm tháng giêng. Từng câu, từng chữ trong bài thơ vang lên đều chạm đến lòng người đọc. Dưới đây là cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng, độc giả có thể đọc và hiểu thêm về tác phẩm này.

Dàn ý và bài văn Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng tuyển chọn cực hay

Dàn ý và bài văn Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng tuyển chọn cực hay

Content

Khái quát tác giả tác phẩm

Tác giả

Hồ Chí Minh là người Cha, người Bác và là  vị lãnh tụ vĩ đại của người dân Việt Nam. Người là nguyên thủ quốc gia,nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc và một nhà thơ lớn của dân tộc. Nhắc đến người, ta lại nhớ đến kho tàng các tác phẩm đồ sộ như Tuyên ngôn độc lập, Con rồng tre, Lời kêy gọi toàn quốc kháng chiến. Mỗi tác phẩm mang một giá trị riêng. Giọng văn lúc thì hùng hồn đanh thép, lúc thì dạt dào, sâu lắng. Lời thơ để lại nhiều suy tư cho người đọc dù ở thời đại nào.

Tác phẩm

Rằm tháng giêng là kết quả của những ngày sống và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc. Cuối năm 1947, Pháp cho quân tấn công lên chiến khu Việt Bắc nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, chiến dịch Việt Bắc giành thắng lợi.

Tác phẩm khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của chiến khu Việt Bắc trong một đêm rằng tháng giêng. Qua đó, Hồ Chí Minh bày tỏ tình cảm của mình với thiên nhiên, đất nước và cả niềm tin vào thắng lợi của cách mạng.

Rằm tháng giêng sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật giúp người đọc dễ đọc, dễ hiểu. Phương thứ miêu tả kết hợp biểu cảm giúp cảm xúc nhà thơ dạt dào, sâu lắng. Mỗi vần thơ là một ý niệm, càng đọc ta càng thấm nhuần ý tứ mà Bác Hồ muốn thể hiện.

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng 

Mở bài

– Khái quát về tác giả, tác phẩm Rằm tháng giêng

Thân bài

– Hai câu thơ đầu khắc họa cảnh vật thiên nhiên trong đêm trăng vắng vẻ (trích phần phiên âm và dịch nghĩa).

– “Nguyệt chính viên” là lúc trăng tròn nhất, vào đêm khuya. Vẻ đẹp tuyệt mỹ của nó hiện lên rõ ràng trước mắt người thi nhân. Ánh sáng hào quang lan tỏa rực rỡ một phương trời.

– “Xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” đại diện cho mùa xuân của nước, của sông và của trời. Xuân tràn ngập mọi nẻo đường, bức tranh xuân trong một đêm trăng đẹp thêm phần sinh động.

– Hai câu thơ cuối là những suy tư của con người (trích dẫn phiên âm và dịch nghĩa).

– Giữa thiên nhiên tuyệt đẹp, con người vẫn đang làm việc. “Bàn bạc việc quân” là việc quan trọng, thể hiện nỗi niềm lắng lo cho nước, cho dân của người chiến sĩ.

– Đêm đã quá nửa, trăng trải trên mặt thuyền nhưng sự tập trung của chiến sĩ càng được đẩy lên cao độ. Đó cũng chính là tinh thần quyết tâm của họ đối với cuộc kháng chiến này.

– Hình ảnh trăng ngập tràn trong bài. Trăng đồng hành cùng người chiến sĩ bàn bạc, cùng một lòng quyết tâm đánh giặc. Trăng in trên thuyền giống như tương lai tươi sáng của đất nước khi có những con người tâm huyết. Trăng và người hòa vào làm một, lòng người chiến sỹ hòa cùng tâm hồn gợi cảm của thi sĩ.

Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ Rằm tháng giêng.

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Hồ Chí Minh được biết đến với nhiều danh xưng khác nhau. Người là nguyên thủ quốc gia, một vị lãnh tụ vĩ đại và là một nhà thơ lớn. Ở cương vị nào, người cũng luôn thể hiện hết sức hoàn thiện. Với vai trò thi sĩ, vần thơ của người luôn tràn ngập những xúc cảm tuyệt diệu. Trong đó, chúng ta có thể kể đến bài thơ Rằm tháng giêng. Bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng thanh gió mát, khi người cùng các chiến sĩ đang bàn bạc việc quân. Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, có cả phần phiên âm và dịch nghĩa.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Khung cảnh thiên nhiên có trăng soi lồng lộng hiện lên đầy rạng ngời:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Ít ai có được tình yêu thiên nhiên say đắm như Hồ Chí Minh. Người luôn khát khao cuộc sống được hòa mình vào thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng khơi gợi nhiều cảm xúc trong lòng, là người bạn tri âm, tri kỷ của Bác. Thật dễ để bắt gặp hình ảnh trăng trong thơ Bác. Đến với rằm tháng Giêng cũng không phải ngoại lệ. Trăng rằm tròn vành vạch, chiếu sáng cả một vùng trời. Đêm xuân thanh mát khiến cảnh vật càng thêm nên thơ, trữ tình. “Lồng lộng” là từ chỉ cơn gió lớn, mạnh đang thổi, cây cối đung đưa trước gió. Màu sắc xuân hòa lẫn vào nhau, tất cả đều như bước sang một trang mới. Sông xuân, nước xuân, trời cũng xuân. Tất cả hòa quyện vào nhau không thể tách rời. Hương xuân lan tỏa khắp muôn nơi, đất trời cao rộng, thoáng đãng. Câu thơ như chứa cả bầu trời trong đó.

Giữa khung cảnh tuyệt đẹp đến vậy, những tưởng con người đang ngắm cảnh, trầm luân trong sắc thái ấy. Thế nhưng, trên một chiếc thuyền trôi sông vẫn có những con người mải miết làm việc.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Đó chính là những người chiến sĩ kiên cường đang ngày đêm bảo vệ bình yên tổ quốc. Cảnh đẹp nhưng họ chẳng có thời gian để ngắm, cũng không có ngoại lực nào tác động lên họ. Đêm khuya thanh vắng, khung cảnh mênh mông bát ngát, trăng đã lên cao, khỏa lấp cả con thuyền. Tác giả ví “trăng ngân” hệt như tiếng hát xa của cô gái trong trẻo vang lên. Nhưng tiếng hát ấy vang lên trong im lặng, như thể, biết rằng ở đó vẫn đang có người miệt mài suy nghĩ.

Ánh trăng là người bạn, người đồng chí và là người cùng chia sẻ với những chiến sĩ chiến khu. Ánh trăng là đại diện cho cả thiên nhiên hùng vĩ, là sự kết nối linh hoạt giữa người với người. Ánh trăng soi rõ mọi nơi cũng như muốn nhắc đến niềm tin của con người với tương lai tươi sáng. Niềm tin vào tương lai phía trước, vào độc lập, tự do, vào sự kiên cường của những người chiến sĩ.

Thành công của tác giả là đã thể hiện rõ nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng câu, từng chữ. Bốn câu thơ vừa thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên dưới ánh trăng, vừa tái hiện lại công việc miệt mài của các chiến sĩ. Với lối kể chuyện đơn giản nhưng hàm súc, ngôn ngữ giản dị khiến bài thơ dễ đi vào lòng người.

Người chiến sĩ tham gia chiến đấu ngỡ đâu chỉ là sự chín chắn, cục mịch, lạnh lùng, chai sạn. Thế nhưng, ẩn sau lớp vỏ bọc ấy là cả một hồn thơ rất riêng. Rằm tháng giêng là câu chuyện kể về một bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Đó là hình ảnh con người tuy nhỏ bé nhưng có ý chí kiên cường. Là một trái tim hồ hởi muốn hòa nhịp vào thiên nhiên nhưng vẫn làm tròn nhiệm vụ với tổ quốc.

Trên đây là bài phân tích cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh. Đây là một tác phẩm hay, thể hiện chất thơ riêng của tác giả. Hy vọng, thông qua bài viết này, các em học sinh sẽ làm tốt bài tập của mình. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều kiến thức mới nhé.

Văn Học Lớp 7 -