Dàn ý giải thích câu nói: “Học, học nữa, học mãi” chi tiết

Dàn ý giải thích câu nói: “Học, học nữa, học mãi” vô cùng chi tiết sau sẽ giúp các em học sinh có thêm kiến thức trong quá trình học tập.

Các dạng văn nghị luận về câu ca dao, tục ngữ và những câu nói hay rất phổ biến. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trong quá trình làm bài kiểm tra, bài tập làm văn. Nhằm giúp các em học sinh hiểu hơn về dạng bài này, chúng tôi xin giới thiệu dàn ý giải thích câu tục ngữ: “Học, học nữa, học mãi”. Hy vọng các em sẽ biết thêm được cách làm dạng bài này để đạt điểm cao.

Dàn ý giải thích câu nói: “Học, học nữa, học mãi” hay nhất

Dàn ý giải thích câu nói: “Học, học nữa, học mãi” hay nhất

Nội Dung Bài Viết

Mở bài

Học tập là việc quan trọng của đời người. Dù ở độ tuổi nào, nhu cầu học tập của chúng ta vẫn phải có và phải tiếp tục không ngừng nghỉ. Học tập giúp bổ sung tri thức cho con người, đồng thời, khiến ta tự tin khi nói chuyện hơn. Bởi thế, Lênin mới có một câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Thân bài

Giải thích từ ngữ

Để hiểu được ý nghĩa mà câu nói mang lại, bạn phải hiểu nghĩa của từng từ trong câu nói đó.

Học và động từ ám chỉ quá trình tích lũy và thu nhận tri thức từ nhiều nguồn như sách báo, tivi. Việc học cũng có thể được truyền tải từ những sự việc, hiện tượng đời sống. Chúng ta không giới hạn việc học ở một môi trường hay khía cạnh kiến thức nào cả. Mà quá trình học tập diễn ra thường xuyên và quanh mình. Ví như việc bạn rửa chén, ngay từ đầu bạn cũng được người thân dạy. Sau đó, dần dần mới có thể tự rửa được. Đó cũng là quá trình học tập.

Học nữa vừa là lời đốc thúc, vừa thể hiện nguồn kiến thức nhân loại là vô tận. Kiến thức được chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Việc học không dừng lại ở một giới hạn nào đó. Học cái này xong thì lại tiếp tục học cái khác. Học càng nhiều thì tri thức bạn nhận được càng nhiều. Đây là hành trang quan trọng giúp bạn vững bước vào đời.

Học mãi lại thêm một lần nữa nhấn mạnh quá trình học tập không ngừng nghỉ. Còn sống là còn phải học, học để tích lũy kiến thức, học để làm người. Ở mỗi giai đoạn, kiến thức chúng ta cần sẽ khác nhau. Không thể dùng tuổi tác để xác định việc bạn có còn phải học tập hay không. Bởi lẽ, tuổi già chúng ta vẫn còn nhiều bài học để suy ngẫm.

Cả câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lênin muốn nói đến tầm quan trọng của việc học. Học hành là chuyện cả đời người, không phải một sớm một chiều mà thành công được. Người theo đuổi giá trị của học vấn mới dần hoàn thiện, trưởng thành và tự tin hơn trong cuộc sống.

Bình luận về câu nói 

Lênin là một nhà lãnh tụ lỗi lạc của Nga, là người có học bác uyên thâm. Mọi tư tưởng của người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Câu nói “Học, học nữa, học mãi” là một chân lý đúng đắn, phản ánh đúng bản chất của sự học.

Tại sao chúng ta cần phải học tập liên tục?

Vũ trụ này bao hàm nhiều kiến thức rộng lớn, bao la mà chúng ta không thể biết trước được. Kiến thức mà ta nắm giữ chỉ như hạt cát nhỏ giữa sa mạc rộng lớn. Nếu như không liên tục cập nhật kiến thức mới, chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, thụ động trước mọi vấn đề.

Cuộc sống này luôn xoay vần, ngay khi bạn đang ngồi ở đây nhâm nhi tách cà phê thì đã có hàng ngàn người học tập chăm chỉ. Thử hỏi, sự nhàn nhã của bạn vào thời điểm đó liệu có khiến bạn tiến bộ? Ra đời liệu bạn có đạt được những gì bạn muốn? Chỉ có học tập, học thật nhiều mới giúp bạn tiến bộ, cùng tiến cùng lùi với nhân loại.

Có kiến thức bạn sẽ được gì?

Đầu tiên chính là sự tự tin. Không có bộ trang phục nào đẹp hơn là đầu óc thông minh của bạn. Có tự tin rồi, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng, ngưỡng mộ của nhiều người, lời nói có trọng lượng hơn. Dùng vốn kiến thức vốn có của mình vào đời sống còn giúp bạn kiếm ra thu nhập để ổn định đời sống của mình. Bao nhiêu cái lợi trước mắt mà sự học mang đến cho bạn.

Đối với nhân loại, học tập còn giúp ích cho sự phát triển của xã hội. Tri thức con người phát triển, khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự đi lên của xã hội. Đất nước hội nhập cần nhiều hơn những điều như thế.

Học tập không chỉ đơn giản là tiếp thu kiến thức từ sách vở. Mà nó còn là quá trình tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thêm nữa, con người không phải chỉ cần kiến thức cứng là đủ. Chúng ta cần có cả kiến thức mềm, là văn hóa, đạo đức, là kỹ năng sống, làm việc. Có được những yếu tố này, con người sẽ trở nên tốt và xây dựng thương hiệu cá nhân mình. Giá trị mình được tạo ra bởi chính mình, chứ không phải là nỗ lực ảo, là kiến thức sáo rỗng.

Mở rộng vấn đề

Không phải đến khi Lênin nói: “Học, học nữa, học mãi” thì vai trò của việc học mới được nhắc đến. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã xây đắp và truyền dạy tinh thần hiếu học cho con cháu. Những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học nổi tiếng như Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền…

Họ đều là nhân tài của đất nước, mặc cho cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng hơn tất cả là tinh thần ham học. Cao Bá Quát viết chữ xấu nên bị bạn bè chê cười nhưng ông vẫn không nản lòng. Đi đâu, người ta cũng thấy ông luyện chữ, để rồi chữ viết ông ngày càng tiến bộ, văn vở càng hay. Giá trị của sự học luôn còn mãi. Hay như ở thời điểm hiện tại, chúng ta cũng ghi nhận nhiều tấm gương học tập không ngừng nghỉ. Là cô nàng Khánh Vy có thể nói được 7 thứ tiếng, hiện đang dẫn chương trình Đường lên đỉnh Olympia khi chỉ mới 23 tuổi. Là những cô cậu bé hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng vẫn nỗ lực học tập từng ngày. Học để nuôi dưỡng những giấc mơ thiết thực, trở thành bác sỹ, cô giáo..

Phương pháp học tập hiệu quả

Học tập sao cho hiệu quả là điều chúng ta quan tâm. Học vốn dĩ là điều tốt, nhưng phương pháp học mới quyết định đến chất lượng của việc học. Đầu tiên, cần rèn luyện cho mình một lập trường vững vàng, tư tưởng nhất quán. Biết chọn lựa thông tin để học tập. Tránh xa nguồn thông tin tiêu cực, bạn bè xấu để tránh bị lôi kéo. Học tập với tinh thần cầu thị, không bảo thủ, biết lắng nghe và khắc phục những điểm sai sót của bản thân.

Cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc học và thực hành. Có như vậy thì kiến thức mới có thể được giữ được lâu và phát huy tác dụng của nó. Đây cũng là điều mà nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến.

Bản thân gia đình và nhà trường cần tạo cho học sinh thói quen tự học. Học để lấy kiến thức chứ không phải chỉ học để đối phó. Cũng cần tạo ra môi trường học giảm áp lực về điểm số, để giữ tâm lý thoải mái nhất cho học sinh. Đây là bài toán khó đang tìm kiếm lời giải từ nhiều nguồn thông tin.

Duy trì sự học tập hăng say

Mỗi chúng ta cần tìm kiếm cho mình một niềm yêu thích. Chính sự yêu thích kiến thức đó sẽ thôi thúc chúng ta tìm đến với nhiều cái mới hơn. Hãy xác định mục tiêu của sự học mà mình đang hướng đến, từ đó tìm ra con đường tiếp cận đúng đắn. Đối với học sinh, nếu chưa thể xác định được rõ ràng, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ hoặc thầy cô. Định hướng tốt giúp con đường đi của bạn thuận lợi hơn nhiều.

Quyết sách của mọi quốc gia

Ở Nhật hay các quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam luôn đề cao giá trị của học tập. Câu nói của Lênin trở thành kim chỉ nam của cả một nền giáo dục. Giáo dục là thước đo của một đất nước phát triển. Và đó cũng là con đường nhanh nhất để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, sánh ngang với các cường quốc lớn.

Kết bài

Câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là bài học lớn, là động lực để mỗi chúng ta cố gắng hơn trong học tập. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần phải ý thức được giá trị của việc học. Không ngừng tu dưỡng, sống và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết dàn ý giải thích câu tục ngữ: “Học, học nữa, học mãi”. Hy vọng nó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh. Chúc các em luôn học tập tốt. Và đừng quên theo dõi trang để tiếp thu nhiều kiến thức mới.

Văn Học Lớp 7 -