Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ Rằm tháng riêng sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết này.

Trong ngữ văn 7 có hai bài thơ là Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Đọc và tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác cũng như nội dung và nghệ thuật trong bài.

Tìm hiểu hoản cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng

Tìm hiểu hoản cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng

Cảnh khuyaRằm tháng giêng là hai bài thơ được tác giả Hồ Chí Minh sáng tác trong thời kì kháng chiến chống giặc. Có nhiều bạn vẫn chưa biết về hoàn cảnh sáng tác cũng như nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ này. Bài viết bên dưới sẽ tổng hợp hết các thông tin mà các bạn chưa biết nhé.

Content

Nội dung, nghệ thuật và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh khuya

Bài thơ được sáng tác vào năm nào? Nội dung nói về điều gì? Cách sử dụng nghệ thuật hiệu quả ra sao?

Hoàn cảnh sáng tác bài Cảnh khuya

Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác năm 1947. Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Giai đoạn mà nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Họ rút lui lên những vùng núi rừng hiểm trở để thành lập được căn cứ. Chuẩn bị lực lượng để chiến đấu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khốc liệt.

Vào một đêm trăng đẹp Bác ngắm cảnh viết nên những vần thơ tuyệt đẹp. Cảnh khuya đã lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng. Bên cạnh đó là những lo lắng cho vận mệnh tương lai đất nước của người lãnh đạo.

Nội dung bài Cảnh khuya

Bài thơ này được tác giả viết tại chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với trăng, tiếng suối,…. Một hình ảnh sinh động và giàu sức biểu cảm. Tiếng suối và tiếng hát trong veo được so sánh với nhau. Trăng in bóng lên cổ thụ và lồng vào nhau chúng tạo nên một sự hài hòa và huyền ảo. Bác cảm nhận được hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp. Cùng với đó là nỗi lo lắng của Người cho vận mệnh đất nước.

Nghệ thuật bài Cảnh khuya

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Cùng với đó là việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh hay ẩn dụ và điệp từ. Vẻ đẹp của đêm trăng vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại. Ngôn từ sử dụng trong thơ rất giản dị thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước thiết tha của tác giả.

Biện pháp nghệ thuật trong Cảnh khuya

Đây là bài thơ lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên và con người. Không gian yên tĩnh khiến người nghe có thể thưởng thức được tiếng suối. Biện pháp so sánh tiếng suối như tiếng hát.

Điệp từ “lồng” được dùng để tạo ra khung cảnh thiên nhiên với đêm trăng rừng. Từng tầng một xen kẽ nhau tạo vẻ đẹp lung linh sắc màu. Hai câu đầu nói về vẻ đẹp núi rừng, hai câu sau nói lên nỗi lòng của nhà thơ. Điệp từ “chưa ngủ” cho thấy Bác không chỉ chưa ngủ vì cảnh đẹp mà con vì lo cho nước nhà.

Các biện pháp được sử dụng trong bài nhằm thể hiện được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đồng thời nói lên được nỗi lo lắng của Bác Hồ với vận mệnh của đất nước.

Nội dung, nghệ thuật và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Rằm tháng giêng 

Nêu lên hoàn cảnh sáng tác, nội dung và cách sử dụng nghệ thuật tài tình của tác giả.

Hoàn cảnh sáng tác bài Rằm tháng giêng

Đây là bài thơ ra đời trong đêm trăng rằm. Khi Bác Hồ ngồi cùng với các cán bộ có một cuộc họp quan trọng. Khi kết thúc buổi họp thì trời đã về khuya. Bác cùng với các cán bộ trở về bằng thuyền. Bài thơ này lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết thơ để lưu lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này từ thiên nhiên vạn vật.

Bài thơ được viết vào năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc.

Nội dung bài Rằm tháng giêng

Bài thơ Rằm tháng giêng được viết trong hoàn cảnh đặc biệt. Khi kết thúc buổi họp Bác trở về trên con thuyền trong đêm khuya. Trước vẻ đẹp của đêm trăng rằm Bác đã thực sự rung động. Con thuyền không chỉ chở người mà nó còn chở đầy ánh trăng. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung của Bác trong cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian lao.

Nghệ thuật bài Rằm tháng giêng

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và được dịch sang thơ lục bát. Chúng mang vẻ đẹp cổ điển và đặc trưng của phương Đông. Ngôn từ trong bài hàm súc và có sức biểu cảm cao. Miêu tả và biểu cảm kết hợp với nhau tạo nên nét đẹp cổ điển và hiện đại.

Ý nghĩa trong hai bài Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng

Ý nghĩa bài Cảnh khuya

Bài thơ Cảnh khuya là sự chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên. Bên cạnh đó là nỗi lòng của Bác trước vận mệnh dân tộc.

Ý nghĩa bài Rằm tháng giêng

Bài thơ Rằm tháng giêng thể hiện được tâm hồn của nghệ sĩ – chiến sĩ. Trong đêm rằng thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Sự cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên của Bác và phong thái ung dung trước bất kì hoàn cảnh nào.

Trên đây là những kiến thức chi tiết về nội dung, nghệ thuật và hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Tham khảo để hiểu rõ hơn nội dung bên trong nhé.

Văn Học Lớp 7 -