Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao hay nhất

Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đầy đủ và chi tiết nhất sẽ được biên soạn bởi những giáo viên giỏi. Các em học sinh hãy tham khảo nhé!

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Vừa mới đây, trong chương trình Ngữ văn lớp 8 vừa giảng dạy truyện ngắn Lão Hạc. Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn, dưới đây là bài viết suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Content

Khái quát về tác giả tác phẩm

Tác giả

Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, quê tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu từ khá sớm. Tác phẩm đầu tay được nhắc đến nhiều là Đôi lứa xứng đôi (Cái lò gạch cũ). Sau này, tác phẩm lại một lần nữa được đổi tên thành Chí Phèo.

Ông tham gia vào Hội văn hóa cứu quốc và trở thành thành viên đầu tiên, ưu tú nhất. Ông đã được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.

Cuộc đời sáng tác của ông nổi bật với nhiều tác phẩm như Chí Phèo, Cái chết của con mực, Con mèo…

Nếu ai đã đọc qua tác phẩm của ông đều nhận thấy rằng ông thường cảm thông sâu sắc với người nông dân. Ông diễn tả chân thực nỗi thống khổ mà học phải gánh chịu trong xã hội cũ.

Tác phẩm

Lão Hạc là truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến. Tác phẩm lần đầu được đăng báo vào năm 1943. Khi nhắc đến Nam Cao, người ta không thể quên Lão Hạc.

Giá trị nội dung

Lão Hạc đã khắc họa rõ nét chân dung người nông dân sống trong xã hội cũ. Đồng thời cũng phản ánh và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ. Tác giả dành tình cảm lớn, trân trọng đặc biệt đối với người nông dân.

Giá trị nghệ thuật

Bằng tài năng của mình, Nam Cao đã có sự biến hóa tài tình trong ngôn ngữ.

Cách kể chuyện dung dị, tự nhiên nhưng vẫn rất lôi cuốn.

Tâm lý nhân vật được khắc họa rõ nét, giọng điệu thay đổi linh hoạt.

Tình huống truyện đặt ra hấp dẫn và đầy tính sáng tạo.

Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Người nông dân là nguồn đề tài vô tận để các nhà thơ, nhà văn khai thác. Trong số những nhà thơ lớn đó, chúng ta không thể quên đi cây viết xuất thần của nhà văn Nam Cao. Nam Cao còn được mệnh danh là nhà thơ của nông dân. Lão Hạc là một tác phẩm hay và đặc sắc nhất của tác giả viết về đề tài này. Không chỉ là chuyện đời, chuyện người mà đó còn là hiện thực đời sống của người nông dân. Lão Hạc

Nhân vật lão Hạc

Lão Hạc là người nông dân cơ cực, nghèo khó

Lão Hạc lấy trọng tâm nhân vật chính là lão nông nghèo tên Hạc. Cuộc sống cực khổ, nghèo đói, không có vợ khiến ông gầy guộc, ốm yếu. Đứa con trai duy nhất vì nghèo không cưới được vợ phải bỏ làng đi làm đồn điền cao su. Thời đó, đồn điền cao su là ác mộng của nhiều người. Thế mới có câu nói “Cao su đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng, khi về bảnh bao”. Người cha già ở một mình trong căn nhà nhỏ với con chó do con trai mua. Xa con, lão Hạc coi cậu Vàng là người bạn bầu bạn, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Lão ăn gì, chó con ăn nấy, cùng nhau sống qua ngày đoạn tháng. Thú vui hàng ngày của lão chính là được trò chuyện với ông giáo già nhà bên cạnh.

Chỉ trong một thời gian ngắn, quá nhiều tai họa đã ập đến đầu người nông dân nghèo. Phần nào khiến cuộc sống cơ cực thêm phần khó khăn. Trận ốm hơn hai tháng khiến lão không làm được việc gì. Bão lũ khiến cây cối và hoa lợi bị phá hủy nhiều. Giá gạo ngày một cao. Cuộc sống khó khăn khiến lão vẫn phải bán đi con chó yêu quý.

Cuộc sống thanh bạch, ăn rau, ăn khoai sống qua ngày. Nhưng lão vẫn phải chọn cái chết đầy tức tưởi bằng bả chó.

Lão Hạc là người nông dân hiền lành và nhân hậu

Cái nghèo, cái khó vẫn không làm lụi tàn đi nỗi lo lắng vì chưa làm tròn bổn phận với đứa con. Nỗi lòng đau đáu, thương con không lấy được vợ. Lão chọn cái chết một phần vì không muốn đụng chạm vào số tiền để dành cho con. Nỗi nhớ nhung người con phương xa chỉ kịp gói gém lại trong những lá thư. Tất cả tiền bạc bán hoa lợi và mảnh vườn đều gom góp lại dành cho con. Thế mới nói, lòng cha bao la rộng lớn, con cái luôn là điểm nhìn để họ cố gắng. Lão Hạc là điển hình cho những người cha xuất hiện trong nền văn học Việt Nam.

Tình yêu của lão Hạc còn san sẻ bớt cho cậu Vàng- người bầu bạn cùng lão mỗi ngày. Nam Cao đã diễn tả cái thứ tình cảm này “như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự”. Lão Hạc quan tâm con chó Vàng bằng tất cả lòng thương mến. Cho nó ăn bát sứ, bắt rận và thường xuyên tắm cho nó. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng đủ để thấy hết tình cảm của lão dành cho chú chó này. Khi bắt buộc phải bán nó đi, lão hạ đã khóc và cảm thấy tội lỗi với nó. Trong lòng tràn ngập sự xấu hổ vì già như vậy còn đi đánh lừa một con chó.

Sự đau lòng của lão Hạc càng phác họa nên chân dung người nông dân hiền lành, chất phác. Lão Hạc chính là thước đo chuẩn mực đạo đức xã hội thời bấy giờ. Bởi, lúc đó, xã hội gần như đều tha hóa về cả đạo đức lẫn lối sống. Họ thờ ơ với nỗi đau của người khác.

Lão Hạc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng vẫn duy trì lối sống trong sạch

Ông cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói và cả đồ ăn được mời. Lão Hạc có thể ăn bất kỳ thứ gì có thể ăn được khi túng quẫn. Nhưng lại chọn cách từ chối “một cách như hách dịch” những món đồ ông giáo cho. Có người nói ông nghèo mà còn sĩ. Nhưng không, đây là chút tự trọng, lòng tự tôn cuối cùng mà ông muốn giữ lại.

Có thể nói, người ông tin tưởng nhất chính là ông giáo. Tất cả tiền bán chó cùng giấy tờ nhà đều được gửi nhờ ông giáo. Ông còn lo xa hơn khi gửi ông giáo 30 đồng bạc đề phòng lúc chết. Bao nhiêu hành động càng khiến người đọc cảm mến, thán phục ông lão.

Ông chọn cái chết bằng miếng bả chó. Ông chết trong im lặng, không quá dữ dội để ảnh hưởng đến xóm làng. Một nhân cách cao cả của người nông dân khiến ai cũng nể. Thông qua đó, Nam Cao một lần nữa phê phán chế độ xã hội tàn ác. Đẩy những người nông dân khốn khổ vào con đường cùng. Sử dụng ngôn ngữ chân thành, giản dị khiến cho nhân vật Lão Hạc thêm gần gũi với người đọc.

Nhân vật ông giáo già

Không được phân tích quá nhiều và gần như được sử dụng làm điểm nhìn hình tượng lão Hạc. Qua một vài chi tiết nhỏ, chân dung ông giáo cũng được phác họa rõ nét. Ông là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp trí thức nghèo thời điểm bấy giờ. Ông chứng khiến mọi nỗi đau của người nông dân, của lão Hạc nhưng lại không thể làm gì khác.

Ông giáo già sống trong hoàn cảnh nghèo khó

Ông giáo về hưu nghèo lắm. Nghèo đến nỗi ông phải bán đi những cuốn sách để kiếm tiền chữa bệnh cho con. Đó là thứ có giá trị nhất, nhưng cũng chính là thứ ông trân trọng nhất.

Cái nghèo đói nơi thôn làng đã khiến con người trở nên ích kỉ, héo hon. Điển hình là người vợ của ông giáo. Thị ích kỷ với tất cả mọi người, ngoại trừ những đứa con.

Có thể thấy rằng, cái nghèo, cái khó bủa vây lên tất cả. Dù ông giáo là người có học thức cũng không thể thoát khỏi vòng vây ấy.

Ông giáo nghèo nhưng giàu lòng yêu thương

Dù ở hoàn cảnh nghèo khó nhưng ông giáo vẫn giữ được tấm lòng tốt bụng, thanh cao. Thấy hoàn cảnh của lão Hạc, ông luôn tỏ ra đồng cảm và thấu hiểu mọi chuyện. Chính vì lẽ đó, lão Hạc cũng coi ông là người có thể trút bầu tâm sự. Ông giáo luôn giúp đỡ lão Hạc từ những thứ nhỏ nhất như củ khoai, chén rượu. Nhận được sự từ chối thẳng thừng của lão Hạc, ông không trách cứ mà còn cảm thông. Ông cảm nhận cái bản chất bên trong con người vợ ông. Thị không ác, chỉ là cái nghèo, cái khổ đã khiến thị trở nên ích kỉ.

Ông giáo già là tri thức đáng thương nhưng cũng đáng quý

Ông giáo là tầng lớp tri thức nghèo sống trong bế tắc. Ông có học thức nhưng lại không thể xoay chiều, đổi hướng trong hoàn cảnh ấy.

Ông chứng kiến mọi khổ đau mà lão Hạc phải hứng chịu nhưng không làm được gì. Đó có lẽ là nỗi đau duy nhất mà cả đời này ông không thể nào quên.

Ông là trụ cột gia đình, áp lực kinh tế đè nặng trên vai. Nhưng hơn hết, ông phải hứng chịu nỗi đau về tinh thần. Ông không thể đóng góp sức mình cống hiến cho đất nước, xã hội.

Ông nhận thấy sự ích kỷ của vợ đối với lão Hạc, ông chỉ buồn nhưng không giận. Khi biết lão Hạc muốn đánh bả chó, ông chỉ thốt lên “cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Mọi việc ông giáo làm chỉ dừng ở những lời cảm thán, cảm thán trong bất lực. Việc ông có thể giúp lão Hạc duy nhất chính là giữ trọn lời hứa lo ma chay và giành tiền cho con trai lão.

Đọc ông giáo, người ta thấy thấp thoáng hình ảnh của chính tác giả Nam Cao. Ai cũng biết rằng, Nam Cao luôn sống và đau đáu với nỗi đau của người nông dân.

Nhân vật cậu Vàng

Nhiều người sẽ không quá chú tâm đến nhân vật này. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ thì đây chính là điểm nhấn tạo nên giá trị của tác phẩm.

Trước hết, cậu Vàng là người bạn tâm giao, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với lão Hạc. Những ngày vắng con trai, đây là nó là thứ giúp ông vượt qua nỗi cô đơn, hiu quạnh. Mặt khác, đây còn là kỷ vật do chính cậu con trai ông để lại. Do vậy, giá trị của cậu Vàng càng thêm lớn. Lão Hạc coi cậu Vàng là một phần của gia đình.

Cậu Vàng còn được lão Hạc cân nhắc trên nấc thang kinh tế. Lão còn tính đến chuyện bán cậu đi sẽ có một chút tiền. Thế nhưng, khi con chó kia thực sự bị bán, lão lại tỏ ra đau đớn tột cùng. Đó là nỗi đau của người vừa bị mất đi người thân.

Sử dụng nhân vật cậu Vàng làm tăng tính nhân văn của câu chuyện. Đồng thời, dụng ý nghệ thuật của tác phẩm được Nam Cao bộc lộ rõ nét.

Khi xem xét tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, người ta thường đi tìm giá trị ẩn sâu dưới nhân vật. Cái tài của nhà văn là dựa mọi thứ nghệ thuật cài cắm vào từng chi tiết của truyện. Lão Hạc là câu chuyện của những người nông dân cùng khổ. Là sự cảm thông, ngợi ca, đồng cảm của tác giả đối với họ. Dù ở hoàn cảnh khó khăn, tuyệt vọng đến chừng nào thì người nông dân vẫn ngời sáng những phẩm chất cao quý.

Trên đây là suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Hy vọng thông qua bài viết này, các em có thể hiểu hơn về tác phẩm. Đồng thời, biết cách triển khai vấn đề nếu như gặp dạng bài tương tự. Chúc các em luôn học tốt và đạt điểm cao trong mỗi kì thi sắp tới.

Xem thêm: Nghị luận về văn học và tình thương chi tiết nhất (Văn Lớp 8)

Văn Học Lớp 8 -