Bố cục và tóm tắt Chiếu dời đô hay và chi tiết nhất

Tóm tắt Chiếu dời đôbố cục Chiếu dời đô là nội dung chính của bài viết sau đây, các em học sinh cùng tham khảo tài liệu bổ ích sau.

Chiếu dời đô là một bài chiếu được vua Lý Thái Tổ ban hành trong thời điểm dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Bài chiếu thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và ý chí về một dân tộc tự cường của đất nước Đại Việt ta. Để giúp các em hiểu và nắm bắt bài học tốt hơn. Dưới đây là bố cục và tóm tắt Chiếu dời đô để các em tham khảo.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Lý Công Uẩn hay còn gọi là Lý Thái Tổ sinh năm 974, mất năm 1028. Ông là một vị vua tài giỏi có công sáng lập ra nhà Lý. Ông còn là một người có tầm nhìn xa trông rộng và vô cùng yêu nước thương dân.

Ông ban hành chiếu dời đô vào năm 1010 với niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất. Vua Lý Thái Tổ chuẩn bị dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

Tác phẩm Chiếu dời đô thuộc thể loại chiếu. Đây là một loại văn bản vua chúa thường dùng khi có mệnh lệnh cần công bố thiên hạ.

Bố cục và tóm tắt văn bản Chiếu dời đồ chi tiết

Bố cục và tóm tắt văn bản Chiếu dời đồ chi tiết

Bố cục Chiếu dời đô

Bố cục của văn bản Chiếu dời đô sẽ bao gồm ba phần:

Phần 1: Từ đầu cho đến “không thể không dời đổi”

Nội dung của đoạn này nói lên lý do thực tiễn và cơ sở lịch sử của việc dời đô.

Phần 2: Tiếp theo cho đến đoạn “đế vương muôn đời”

Nội dung của đoạn này tác giả đưa ra lý do vì sao lại chọn Đại La để làm kinh đô đất nước.

Phần 3: Đoạn còn lại

Nhà vua đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La

Tóm tắt Chiếu dời đô

Sau một thời gian ngắn lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã ra quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La. Sau này Đại La đổi tên thành Thăng Long. Tác phẩm Chiếu dời đô đã đưa ra dẫn chứng đã có nhiều cuộc dời đô trong lịch sử. Bàn Canh đã năm lần dời đô, Thành Vương cũng đã có ba lần dời đô. Dời đô là một công việc cần thiết phù hợp mệnh trời, đúng với ý dân và là tính toán cho con cháu đời sau.

Vua Lý Thái Tổ còn phê phán nhà Đinh và nhà Lê trước đây đã không học theo gương nhà Thương để dời đô mà cứ để kinh đô tại Hoa Lư. Vua còn cho thấy vì sao Đại La là nơi thích hợp nhất để làm kinh đô của đất nước Đại Việt ta. Nơi đây có địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng. Là vùng đất có thế rồng cuộn hổ ngồi. Ở đó còn là nơi trung tâm của trời đất có hướng nhìn sông dựa núi. Đại La quả thật là một chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Quả thật đó là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Theo nhà vua, việc dời đô là công việc phù hợp với các yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa.

Đóng đô ở Đại La là vô cùng đúng đắn, hợp lý, thuận với lòng dân. Quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La còn thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng của vua Lý Thái Tổ.

Trên đây là đôi nét về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản và bài tóm tắt Chiếu dời đô để các em học sinh tham khảo. Hy vọng các em sẽ đọc kỹ và hiểu hơn văn bản Chiếu dời đô. Chúc các em học tốt.

Văn Học Lớp 8 -