Phân tích khổ cuối bài Sang thu chi tiết và hay nhất
Phân tích khổ cuối bài Sang thu được biên soạn tỉ mỉ đến từng chi tiết siêu hay, bài viết này sẽ giúp các em dễ dàng phân tích khổ cuối bài Sang thu.
Bài thơ Sang thu là một bài thơ hay nổi tiếng. Tác giả đã diễn tả một cách sâu sắc tài tình về chuyển biến đẹp đẽ của thời tiết khi hè sang thu. Dưới đây là bài phân tích khổ cuối bài Sang thu hay và đáng để tham khảo nhất. Mời các em cùng theo dõi.
Khổ thơ cuối bài Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh
Khổ thơ cuối của tác giả Hữu Thỉnh gồm 4 câu thơ sau:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Phân tích khổ cuối bài Sang thu
Thời điểm cuối hạ đầu thu luôn là khoảnh khắc mang lại nhiều cảm xúc cho người nghệ sĩ. Cảm giác xuyến xao khi nhìn ngắm cảnh vật đang đổi thay, chuyển biến theo mùa. Tác giả Hữu Thỉnh đã miêu tả một cách tài tình dòng cảm xúc đang tuôn trào khi thu đến. Chỉ với câu thơ tác giả đã lột tả hết cảnh vật đầu thu dưới ngòi bút tài hoa của mình:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
Khi trời đất chớm thu chuyển mùa, những tia nắng của mùa hạ vẫn chưa tắt hẳn. Nhưng cũng không còn quá nhiều sự oi ả, gay gắt của mùa hè. Tác giả đã diễn tả cái nắng mùa hè trong chính xác qua hai chữ “vẫn còn”. Cũng tương tự với cái nắng mùa hè, những cơn mưa giông ào ào, bất chợt cũng đã “vơi dần”. Cảnh vật thời tiết mùa hè dường như vẫn còn lưu luyến lại. Vẫn còn một chút mưa, chút nắng nhẹ nhàng. Dường như tất cả còn muốn níu kéo trở lại nhưng theo dòng chảy của thời gian, mùa hè cũng bị trôi tuột, dần xa khi thu tới. Cảnh vật thiên nhiên cũng đang thay đổi khi giao mùa. Mang lại một không khí mới, đặc trưng riêng biệt của mùa thu.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Sấm kèm mưa mưa giông là hình tượng đặc trưng của mùa hè. “Hàng cây đứng tuổi” là hình tượng tả thực những cây già, cây cổ thụ có tán lá to rộng. Đây là hàng cây đã chịu nhiều mưa nắng, sấm chớp. Khi sang thu, sấm không còn vội vàng tinh nghịch xuất hiện trên hàng cây. Mà đã trở nên dịu dàng êm ái hơn, mang chút không khí khi thu về.
Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc một tầng ý nghĩa khác. Hình ảnh nắng, mưa, sấm có lẽ là những thay đổi, giông tố trong cuộc đời của một con người. Hàng cây đứng tuổi chính là hình ảnh ẩn dụ của một thế hệ con người đã đi hết qua nửa cuộc đời. Họ đã nếm trải hết những đắng cay ngọt bùi và trở nên kiên cường trước khó khăn giông bão. Khi gặp giông tố cuộc đời họ không còn nao núng, dao động.
Một hình ảnh sâu xa hơn nữa mà tác giả Hữu Thỉnh muốn gửi đến là lòng yêu Tổ quốc. Ca ngợi những người dũng cảm, kiên cường bất khuất, đã cùng nhau đoàn kết chống lại giặc ngoại xâm để bảo vệ dân tộc. Hình ảnh hàng cây có lẽ là hình ảnh của sự đoàn kết, không sợ bom đạn “sấm”, “mưa” của kẻ địch để mang lại hòa bình cho đất nước.
Tác giả đã cho chúng ta thấy một cách nhìn nhận sâu sắc của một con người. Giống như mùa thu đến một cách bình yên và lặng lẽ cũng như con người đã trải qua tuổi bồng bột, đang ở thời điểm xế chiều. Lúc này, họ bình thản, nhẹ nhàng trước những thay đổi để cảm nhận và suy tư.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn trong khổ cuối của bài thơ Sang thu. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ giản dị, dân dã với một tâm hồn lãng mạn. Đã mang đến cho người đọc một hình ảnh thiên nhiên đang thay đổi, chuyển biến của đất trời khi chớm thu một cách nhẹ nhàng và sâu lắng. Tâm trạng của người đọc cũng trở nên nao nao, xao xuyến trong từng phút giây. Cảm nhận được đầy đủ hình ảnh tươi đẹp của quê hương đất nước bình yên.
- Xem thêm: Cảm nhận khổ 2 bài Sang thu
Sang thu là một bài thơ hay của tác giả Hữu Thỉnh. Bài thơ được in trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố của ông. Với nhiều cảm xúc dâng trào, ông đã viết nên những vần thơ đẹp đậm chất lãng mạn, trữ tình. Nhà thơ có cái cảm nhận tinh tế về sắc thu. Không rực rỡ như mùa hè, thu của Hữu Thỉnh nhẹ nhàng sâu lắng. Cảm nhận được sự nhẹ nhàng, tinh tế lại trong sáng mà êm đềm đầy thi vị.
Trên đây là bài phân tích khổ cuối bài Sang thu để các em học sinh tham khảo. Hy vọng các em học sinh có cảm nhận tốt hơn trong phân tích thơ. Chúc các em học tốt.
- Xem thêm: Thuyết minh về Nguyễn Du (Dàn ý + Mẫu chọn lọc hay)
Thuyết minh về Nguyễn Du (Dàn ý + Mẫu chọn lọc hay)
Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí hay và chi tiết
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất
Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay đến từng góc cạnh
Cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí hay và chi tiết nhất
Dàn ý và bài văn Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày