Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất

Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác được thể hiện chi tiết và đầy cảm xúc trong khổ thơ 2 và 3 mà tác giả muốn truyền tải.

Khổ thơ 2 và 3 của bài thơ Viếng lăng Bác là một phần quan trọng, làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi được về thăm lăng Bác. Vậy, phân tích thế nào cho đúng? Cảm xúc xuyên suốt đoạn thơ này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết cảm nhận về khổ thơ 2 và 3 của bài Viếng lăng Bác.

Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác với mạch cảm xúc thương nhớ Bác

Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác với mạch cảm xúc thương nhớ Bác

Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác

Nhà thơ Viễn Phương trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt. Ông có nhiều tác phẩm hay viết về chủ đề chiến tranh và hòa bình. Ông trân trọng những giá trị mà ông cha ta cố gắng để giành lại cuộc sống ấm no. Một lần nọ, sau khi đất nước giải phóng, ông có dịp ra thăm lăng Bác. Đứng trước lăng chủ tịch, lòng biết ơn và tự hào trộn lẫn một chút đau nhói của người lần đầu ra thăm Bác. Nỗi niềm tiếc thương của tác giả là nguồn cảm hứng để ông viết nên bài thơ Viếng lăng Bác.

Cảm nhận khổ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh trong câu thơ rất chân thực, nhưng là một hình ảnh ẩn dụ. Mặt trời ở câu thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, đất trời. Còn mặt trời ở trong lăng chính là Bác Hồ. Bác cũng giống như một vầng hào quang sáng chói, trường tồn vĩnh cửu theo thời gian. So sánh, ví Bác như ánh mặt trời đã nói lên sự vĩ đại của Người. Ngoài ra, hình ảnh ẩn dụ này là một sáng tạo của Viễn Phương. Thể hiện lòng tôn kính của tác giả và của một lớp người thời bấy giờ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Đây là một câu tả thực về việc từng dòng người nối tiếp nhau đi thăm lăng Bác. “Ngày ngày” thể hiện một chu trình lặp đi lặp lại, đoàn người cứ thế kéo dài mãi. Ai đấy đều bày tỏ niềm tiếc thương mãnh liệt đối với Bác. Hành động “kết tràng hoa” còn ám chỉ hình ảnh nhiều người từ miền NAm ra thăm lăng Bác. Những bông hoa đẹp, được kết thành trang hoa để dâng lên Bác. Bảy mươi chín mùa xuân là 79 năm trời sinh thanh và phát triển của Người. Một trái tim rộng mở và chân thành đều dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Cảm nhận khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác

Một khung cảnh hiền hòa, ấm áp đến lạ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Cuộc đời của Bác luôn đau đáu nỗi niềm lo cho đất nước, chưa từng có một giấc ngủ ngon. Ấy thế mà đến cuối đời, Bác lại chìm trong “giấc ngủ bình yên”. Nhà thơ như muốn quên đi những nỗi xót xa đã qua. Chỉ để lại những điều tinh túy, tốt đẹp nhất cho Bác. Bác mệt rồi, giờ là lúc nghỉ ngơi. Bác ngủ nhưng phong thái ung dung thanh cao thường ngày vẫn luôn hiện hữu.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói trong tim.

Mạch cảm xúc của tác giả dồn nén xuống ở hai câu thơ cuối cùng. Hình ảnh ẩn dụ trời xanh thể hiện sự trường tồn, bất từ của Bác. Trời xanh vẫn còn đó, cũng như Bác luôn hiện hữu trong trái tim ta.

Với lời thơ cô đọng, giọng thơ đầy trang nghiêm, thành kính. Nhưng cũng thể hiện sự tha thiết, đau xót khi nhớ về Người. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là tâm tình của hàng triệu người con miền Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.

Trên đây là phần dàn ý chi tiết cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác. Hy vọng, với những gợi ý trên đây, các em học sinh có thể hoàn thiện bài viết của mình hơn. Chúc các em học tập tốt.

Văn Học Lớp 9 -