Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến hay và chi tiết nhất

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến chi tiết khi nói lên được nỗi lòng của người chiến sĩ trong thời chiến, cùng tìm hiểu và phân tích khổ 3 ngay sau đây.

Một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Quang Dũng là Tây Tiến. Khổ 3 trong bài thơ Tây Tiến đã đem đến cho người đọc những cảm nhận chân thực nhất về hình tượng người lính.

Bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến hay được tuyển chọn

Bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến hay được tuyển chọn

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến chi tiết

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ văn học kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu của ông. Từng câu từng chữ trong Tây Tiến như dựng lại cả một chặng đường dài kháng chiến hào hùng của dân tộc. Đó là hình ảnh đoàn quân chiến đấu của dân tộc: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…… khúc độc hành”.

Bằng những nét vẽ cụ thể Quang Dũng đã vẽ nên được những hình ảnh tả thực về đoàn quân Tây Tiến. Đây chính là những hình ảnh chân thực nhất, thực một cách trần trụi. Các chiến sĩ hành quân ngày đêm nơi rừng thiêng nước độc đến nỗi tóc không mọc được. Những người lính ấy ngày đêm phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng hoành hành. “Quân xanh” được nhắc đến trong khổ thơ chính là dùng để chỉ màu xanh của chiếc áo chiến sĩ, màu xanh của lá ngụy trang. Phải chăng đó còn là màu của làm da ốm yếu và nhợt nhạt vì thiếu máu.

Thế nhưng người chiến sĩ ấy là hiện lên thật oai hình qua cụm từ “dữ oai hùm”. Dù khó khăn, hay ốm đau, bệnh tật nhưng đoàn quân vẫn hừng hực ý chí chiến đấu một lòng quyết tâm đánh giặc. “Đoàn binh” thể hiện được khí thế đông đảo, hùng mạnh, lấn át kẻ thù. Tả thực nhưng không hề bi lụy mà hiên ngang và kiên cường. Đây chính là hình ảnh của đoàn binh Tây Tiến nói riêng và những đoàn quân trong lịch sử kháng chiến của nhân dân ta nói chung.

Dù chông gai hiểm nguy hay gian khổ phía trước người lính vẫn không quên ghi lại cho mình những giây phút lãng mạn. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

“Mắt trừng” là ánh mắt quyết tâm, chứa đựng bao lý trí và tình cảm sâu nặng. Người lính đã gửi ước mộng của mình và giấc mơ cao đẹp để đến nơi biên cương khói lửa. Giấc mơ giành lại độc lập cho quê hương đất nước. “Dáng kiều thơm” chính là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái nết na thùy mị. Nó hiện lên trong tiềm thức của người chiến sĩ. Chất lãng mạn trong cách mạng chính là liều thuốc an thần và là hậu phương vững chắc trong tâm hồn người chiến sĩ. Sự lãng mạn đan xen hòa hợp với chất lính ngang tàn và dũng mãnh. Tất cả tạo nên vẻ đẹp hào hùng của người lính.

Xác định chiến đấu chống giặc là xác định việc không tránh khỏi những hi sinh mất mát. Giọng thơ trầm xuống và nghẹn lại, mấy ai ra chiến trường mà có thể lành lặn sống sót trở về. Bao nhiêu con đường hành quân đi qua, bao nhiêu nấm mồ của đồng đội nằm xuống nơi biên giới hiu quạnh. Chỉ có chiếc chiếu và nấm mồ đắp tạm mà lòng đau xót khôn nguôi. Luôn biết ơn những người lính đã hy sinh cả mạng sống của bản thân để giành lại độc lập cho nước nhà.

Thế nhưng cái hy sinh mất mát chỉ là bức nền để người lính phô vẽ vẻ đẹp của bản thân. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” câu thơ vang lên giữa những hy sinh gian khổ. Đời xanh chính là sức trẻ khỏe, tuổi xuân nhưng người lính lại chẳng hề tiếc. Thái độ lạc quan, bình thản bỏ ngoài tai những gian khổ khó khăn hăm hở lên đường.

Vẻ đẹp đó đã được đẩy lên cực điểm khi: “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Áo bào là tấm áo được dùng để khoác lên vai người tướng quân khi ra trận trong thời xưa. Đó là một vẻ đẹp cao cả và có giá trị. Áo bào được phủ lên tấm thân người chiến sĩ là hình ảnh phóng đại làm mờ đi thực trạng thiếu thốn của người lính. Qua đó cũng nâng cao vị thế của người chiến sĩ. Một tấm chiếu chôn thân khi đã về nơi yên nghỉ mà người chiến sĩ cũng không hề có. Chỉ có tấm áo mỏng tiễn đưa. Tổ quốc ghi ơn những vị anh hùng đã có công lao dựng nước, giữ nước. Tấm “áo bào” được nhắc tới nhằm thể hiện sự biết ơn về công lao và sự đóng góp của những người chiến sĩ.

“Anh về đất” là cách nói giảm nói tránh cảm xúc bi thương đau buồn khi tiễn đưa người lính. Thể hiện thái độ của người lính nhẹ nhàng, thanh thản. Người chiến sĩ mỉm cười mãn nguyện vì đã chiến đấu hết sức để bảo vệ quê hương đất nước. Thực hiện được nghĩa vụ quan trọng và cao cả của bản thân.

Chứng kiến được giây phút tiễn đưa ấy đến cả thiên nhiên cũng bày tỏ nỗi niềm: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Dòng sông Mã gần gũi thân quen đang tấu lên những khúc nhạc sầu bị tiễn đưa người lính trở về với đất mẹ. Tiếng gầm của dòng sông không khác gì tiếng đại bác dồn vang. Thể hiện được sự biết ơn ca ngợi và tưởng niệm sự cống hiến của người lính cho dân tộc. Hình ảnh thơ hiện lên không hề buồn đau bị thương mà hiên ngang và hùng dũng.

Trong đoạn thơ tác giả sử dụng những hình ảnh độc đáo , từ ngữ giàu tính nhạc họa,… Tất cả vẽ nên một bức tượng đài thật đẹp về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Dù năm tháng trôi đi nhưng hình tượng về người lính Tây Tiến sẽ mãi bất tử và trường tồn theo thời gian.

Trên đây là bài văn phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều điểm cao trong quá trình học tập và thi cử.

Văn Học Lớp 12 -