Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân (Mẫu hay nhất)

Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân với những mẫu cực hay, được biên soạn bởi các thầy giáo, cô giáo giỏi nhất của Việt Nam.

Cảnh ngày xuân là một đoạn trích trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích này được đưa vào chương trình ngữ văn lớp 9. Bài văn mẫu cho đề bài “Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân” dưới đây sẽ giúp các em có nhiều ý tưởng hơn cho bài văn của mình. Mời các em tham khảo.

Khám phá mẫu bài văn cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân hay nhất

Khám phá mẫu bài văn cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân hay nhất

Content

Đôi nét về đoạn trích Cảnh ngày xuân

Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân (Mẫu số 1)

Truyện Kiều là một tác phẩm nổi tiếng qua nhiều thời đại của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một đoạn miêu tả cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Với ngòi bút tài tình của mình, tác giả đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đầy thơ mộng.

Hai câu thơ đầu

Hai câu thơ đầu tiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Tác giả đã miêu tả rõ ràng không gian và thời gian của mùa xuân.

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Cánh én luôn là biểu tượng của mùa xuân. Khi thấy những cánh én chao lượn trên bầu trời cùng là lúc mùa xuân đã về. Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân tác giả đã sử dụng hình ảnh “con én đưa thoi”. Tức muốn nói mùa xuân đang rất tươi đẹp và rực rỡ. “Thiều quang” cũng là từ chỉ thời tiết mùa xuân có ánh sáng tươi đẹp. Thời gian của mùa xuân trôi qua nhanh như thoi đưa. Thời điểm tiết thanh minh thì đã sang tháng ba “ngoài sáu mươi”. Câu thứ hai của Cảnh ngày xuân có ý muốn nói mùa xuân có chín mươi ngày “chín chục” tiết trời đẹp đẽ. Nhưng mới đó mà đã có hơn sáu mươi ngày của mùa xuân trôi qua.

Hai câu thơ sau

Hai câu thơ tiếp theo trong đoạn trích Cảnh ngày xuân đi vào miêu tả chi tiết cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

Chỉ với hai gam màu xanh và trắng. Nhưng với ngòi bút đại tài của mình, Nguyễn Du đã miêu tả thật sinh động khung cảnh ngày xuân. Cảnh sắc ngày xuân được tái hiện lên với hình ảnh màu xanh mơn mởn của cỏ non. Cây cỏ trong mùa xuân luôn sinh sôi nảy mầm tràn đầy sức sống. Tác giả còn sử dụng từ “tận chân trời”, chỉ ba chữ này nhưng người đọc có thể thấy được hình ảnh màu xanh của cỏ non như kéo dài ra vô tận. Trên nền màu xanh trải dài bất tận lại điểm xuyết những bông hoa lê trắng muốt. Nguyễn Du đã miêu tả xuất sắc khung cảnh thiên nhiên của mùa xuân.

Qua ngòi bút của ông, mùa xuân trở nên sinh động có hồn và mê hoặc lòng người. Giữa màu xanh mênh mông của cỏ non, xuất hiện những bông hoa lê trắng nổi bật. Một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, trong veo và thanh khiết của cảnh vật trong ngày xuân.

Chỉ với bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên trong mùa xuân thật tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Cũng đậm chất lãng mạn và giàu chất thơ. Qua đó cũng cho thấy bút pháp tả cảnh tài tình điêu luyện của tác giả. Một loạt các từ ngữ miêu tả giàu tính tạo hình, khắc họa được một bức tranh tuyệt đẹp.

Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân (Mẫu số 2)

Tác phẩm Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Chỉ với đoạn trích Cảnh ngày xuân, đã cho thấy ngòi bút tài tình của nhà thơ. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên khi chị em Thúy Kiều đi du xuân.

Chỉ với bốn câu thơ đầu trong đoạn trích tác giả đã tái hiện lại sinh động khung cảnh mùa xuân tươi đẹp.

Hai câu thơ đầu trong đoạn trích

“Ngày xuân con én đưa thoi”

Cảnh ngày xuân được miêu tả ngay trong câu đầu với “con én đưa thoi”. Đàn én của mùa xuân đang chao cánh và lượn trên bầu trời bao la. Cũng có ý nghĩa là mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua nhanh. Với từ ngữ giàu ý nghĩa và giàu chất tả cảnh, tác giả đã cho người đọc thấy mùa xuân đang rất tươi đẹp với những cảnh én quen thuộc. Nhưng những ngày tươi đẹp của mùa xuân cũng đang đi qua rất nhanh.

Ở câu thứ hai của đoạn trích Cảnh ngày xuân “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi ”. Tác giả miêu tả cảnh mùa xuân bằng từ “thiều quang”. Ánh sáng tươi đẹp của mùa xuân đang hiện hữu. Mùa xuân có ba tháng là  “chín chục” hay chín mươi ngày xuân. Nhưng ở thời điểm chị em Thúy Kiều du xuân thì đã “ngoài sáu mươi” hay đã là tháng cuối của mùa xuân.

Mới chỉ hai câu thơ nhưng tác giả đã cho thấy được cảnh mùa xuân yên bình tươi đẹp. Tuy nhiên cũng cho thấy thời gian của mùa xuân đang trôi qua rất nhanh, không chờ đợi ai.

Hai câu thơ sau của đoạn trích

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .”

Bức tranh mùa xuân đã được miêu tả cụ thể hơn, màu sắc hơn  trong hai câu thơ này. Tác giả đã miêu tả hình ảnh của cỏ non xanh mơn mởn của mùa xuân. Màu xanh này kéo dài đến bao la bất tận, không thấy được điểm dừng. Mà ở đó chỉ thấy đường chân trời màu xanh. Trên nền xanh bao la bát ngát, một vài bông hoa lê “trắng” được điểm xuyết một cách tinh tế và nổi bật. Tạo nên một cảnh sắc mùa xuân hết sức sống động, trong trẻo và tinh khôi hơn bao giờ hết.

Bốn câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân là một bức tranh tươi đẹp. Trong bức tranh đó có cánh én mùa xuân, đồng cỏ non xanh dài bất tận và cả những bông hoa trắng muốt. Với nghệ thuật tả cảnh tài tình, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên đẹp như chính họ đang chứng kiến.

Trên đây là bài văn mẫu cho đề bài “Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân” hay nhất. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức và viết cho mình một bài văn hay và chất lượng.

Văn Học Lớp 9 -