Nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo với 2 cách

Nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo, vì sao cần tạo form trong Excel, cách tạo truyền thống và cách tạo qua VBA.

Contents

Vì sao cần tạo form nhập liệu trong Excel?

Trong công việc, sử dụng Excel hàng ngày để xử lý dữ liệu và lập các bảng biểu hỗ trợ công việc là điều hoàn toàn hiển nhiên ai cũng có thể làm được.

Thế nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể cần xử lý lượng dữ liệu ở mẫu lớn. Chúng chắc chắn sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian và công sức để nhập được chúng vào bảng tính một cách chính xác rồi tiến hành các bước xử lý. Có thể nói đây là một lượng công việc khổng lồ. 

Bên cạnh đó nếu không cẩn thận, sai sót dường như là điều khó tránh khỏi. Sự chậm trễ và sai sót trong các trường hợp này ít nhiều đều làm giảm hiệu suất công việc của bạn cũng như những người có liên quan.

Khi đó, nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo trở thành cứu cánh cho anh chị em dân văn phòng.

Form được biết đến như là một công cụ cực hữu ích của Excel. Nó giúp việc thiết lập các thông tin trong bảng tính trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Nhờ nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhập liệu và xử lý dữ liệu, đồng thời lại hạn chế đến mức tối đa việc xảy ra sai sót.

Nói tóm lại, việc biết cách nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo cho phép bạn tối ưu hóa được công việc của mình. 

Nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo theo cách truyền thống

Để nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo, bạn cần tạo được form nhập liệu trong Excel. Cách tạo truyền thống này được khá nhiều người áp dụng, chủ yếu vì nó cũng không quá rắc rối hay mất thời gian. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần cài đặt thêm bất cứ ứng dụng nào cho máy tính. 

Hướng dẫn cách thực hiện:

Bước 1: Trước hết, hãy tạo những tiêu đề cho Form. Nếu chưa biết cách làm, bạn có thể tham khảo ví dụ trong hình dưới đây.

Bước 2: Chọn vùng đang chứa tiêu đề => Bấm chọn tab Insert trên thanh công cụ => bấm chọn mục Table để làm xuất hiện hộp thoại Create Table.

Bước 3: Trong hộp thoại Create Table, chọn tích vào My table has headers để Form được tạo hiện ra tiêu đề bạn đã tạo ở bước 1.

Bước 4: Chọn tab File => chọn Options.

Bước 5: Bấm chọn mục Customize Ribbon => trong mục Choose Commands from, bấm chọn All Commands.

Bước 6: Kéo xuống dưới và chọn Form => click vào New Tab.

Bước 7: Bấm chọn New Group (Custom) => chọn Rename để làm xuất hiện hộp thoại Rename.

Bước 8: Trong hộp thoại này, nhập vào Form tại Display name => Chọn icon như hình dưới đây.

Bước 9: Bấm chọn New Tab (Custom) vừa tạo => click vào Rename và thực hiện đổi tên cho thẻ mới tạo theo ý bạn.

Bước 10: Chọn Form tương tự như ở bước 6 => chọn Add để thực hiện thêm Form vào thanh Ribbon.

Bước 11: Cuối cùng, chỉ cần chọn OK là bạn đã hoàn thành tất cả các bước chuẩn bị trước khi tạo Form trong Excel.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, bạn có thể chuyển sang giai đoạn 2 để tạo form nhập liệu trong Excel với các thao tác sau:

Bước 1: Chọn toàn bộ vùng tiêu đề đã tạo bên trên trong file Excel => bấm chọn thẻ Tạo Form => chọn Form.

Bước 2: Khi sheet để điền dữ liệu Form hiện ra, bạn cần điền thông tin vào các mục dưới đây:

Bước 3: Sau khi hoàn thành việc nhập thông tin vào từng mục trên => bấm chọn Criteria để áp dụng vào bảng Excel.

Bước 4: Bấm chọn Close để đóng lại Form đang nhập.

Bước 5: Bôi đen toàn bộ tiêu đề và dòng vừa mới được nhập vào => chọn tab Tạo Form => chọn Form.

Bước 6: Chọn New để thực hiện thêm dữ liệu mới.

Bước 7: Cuối cùng. hãy thực hiện lại các thao tác trên cho đến khi bạn hoàn thành bảng dữ liệu của mình.

Nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo qua VBA

Đây cũng là một cách nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo được nhiều dân văn phòng sử dụng vì khá đơn giản. Với cách này, bạn cần thực hiện qua 2 giai đoạn: Tạo UserForm trong Excel và tạo code VBA.

Giai đoạn 1: Tạo UserForm trong Excel

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Mở file Excel, bấm chọn tab Developer => Chọn nhóm Code => Chọn Visual Basic.

Bước 2: Tại đây, tạo Module mới bằng cách nhấn chuột phải vào Sheet1 => Insert => Module.

Bước 3: Tiếp tục tạo form nhập liệu với VBA bằng cách bấm chuột phải vào Sheet1 => chọn Insert => UserForm.

Bước 4: Vậy là bạn vừa tạo được 2 bảng. Giờ thì hãy mở Userform trong Excel để làm xuất hiện hộp thoại Toolbox => bấm chọn biểu tượng đề mục để tạo các đề mục => kéo vẽ một đề mục trong form dữ liệu. Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo hình dưới đây.

Bước 5: Để tạo tất cả các đề mục, hãy tiến hành Copy và Paste đề mục Họ và tên, rồi sau đó đổi tên đề mục theo như bạn mong muốn.

Bước 6: Tại cửa sổ Toolbox, bấm chọn Textbox để tạo form nhập liệu trong Excel bằng VBA.

Bước 7: Tiếp tục Copy và Paste để tạo thêm các ô nhập liệu cho những đề mục còn lại.

Bước 8: Tại cửa sổ Toolbox, hãy bấm chọn CommandButton và vẽ nút xác nhận tại cửa sổ Userform. Sau khi tạo nút bấm xong, bạn nên thay đổi tên nút thành “Nhập dữ liệu”.

Bước 9: Để thao tác thuận tiện hơn với code VBA, tốt nhất bạn nên đổi tên các mục tại Userform tương ứng tại dòng đầu tiên của Properties – Sheet 1 (chính là nơi bạn cần đổi tên để đơn giản hóa lại quá trình tạo form nhập liệu bằng VBA).

Giai đoạn 2: Tiến hành tạo code VBA để có thể  xây dựng phần nội dung cho form

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Ấn nút mở rồi dùng code VBA để hiển thị Userform. Khi đó, tại cửa sổ Module đã được tạo từ bước đầu, nhập vào các code như trong hình dưới đây.

Bước 2: Tạo một ô bên ở ngoài trang tính và nằm ngay bên cạnh danh sách. Hãy điền vào ô đó lệnh “Mở form nhập liệu” => click chuột phải vào ô => chọn Assign Maccro để tiến hành ghép code VBA vào ô => khi hộp thoại Assign Macro hiện ta, bấm chọn open_form => bấm chọn OK.

Bước 3: Mở cửa sổ Userform trong Excel => nhấn đúp vào nút Nhập dữ liệu, để mở cửa sổ code.

Bước 4: Tiếp theo, nhập code như trong hình dưới đây để form có thể chuyển dữ liệu đã được nhập sang các vị trí tương ứng trong danh sách.

Bước 5: Để có thể nhập các giá trị mới vào Form vừa tạo, hãy xóa đi những dữ liệu cũ trong Form => mở cửa sổ Toolbox => tạo thêm một nút Nhập lại để Excel tự động xóa dữ liệu cũ tại Userform.

Bước 6: Cuối cùng, nhấn đúp vào nút Nhập lại bạn vừa tạo để tiến hành viết code VBA cho các thao tác xóa dữ liệu tương tự như hình sau đây.

Vậy là trong bài viết trên, chúng mình đã hướng dẫn bạn cách nhập dữ liệu trong Excel bằng form tự tạo. Hy vọng rằng bạn có thể ứng dụng được một trong hai cách thực hiện trên vào công việc để tiết kiệm thời gian cũng như sức lực của mình. Cuối cùng, đừng quên bấm theo dõi trang ngay để liên tục cập nhật thêm nhiều kiến thức tin học văn phòng hữu ích khác nữa nhé.

 

Microsoft Office -