Dàn ý bài Việt Bắc hay và chi tiết nhất được chọn lọc

Dàn ý bài Việt Bắc được kiểm duyệt bởi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, dàn ý bài thơ Việt Bắc cực hay và chi tiết dưới đây giúp các em làm bài văn dễ dàng.

Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu được đưa vào chương trình văn học lớp 12. Vậy làm sao để phân tích tốt bài thơ này? Mời bạn tham khảo dàn ý bài Việt Bắc dưới đây để có ý tưởng tốt hơn cho bài văn phân tích của mình nhé.

Dàn ý bài Việt Bắc dưới đây được các thầy cô giáo dạy giỏi biên soạn cực hay

Dàn ý bài Việt Bắc dưới đây được các thầy cô giáo dạy giỏi biên soạn cực hay

Contents

Đôi lời về tác giả Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu có tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, mất năm 2002.

Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Và ông cũng là một nhà thơ tiêu biểu trong thời chiến. Tố Hữu đồng thời ông giữ nhiều vị trí quan trọng trong cách mạng như Ủy viên Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn học của ông thường nói về lý tưởng cách mạng lớn lao.

Đôi lời về bài thơ Việt Bắc

Bài thơ Việt Bắc được viết vào thời điểm Việt Nam vừa giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình Đông Dương được lập lại.

Nhân sự kiện này, bài thơ được tác giả viết để nhớ về những kỷ niệm thắm thiết. Bài thơ thể hiện tình dân quân đoàn kết trong thời chiến.

Dàn ý bài Việt Bắc

Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả của bài thơ Việt Bắc

– Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, có ý nghĩa gì?

Thân bài

Tâm trạng của các chiến sĩ ra đi và người dân ở lại

Với tâm trạng chia tay bịn rịn, nhớ nhung ngậm ngùi sau nhiều năm chiến đấu cùng nhau.

Nỗi nhớ của người ra đi với con người, thiên nhiên

Nỗi nhớ cảnh vật thiên nhiên

“Ta về, mình có nhớ ta

….

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Cảnh vật thiên nhiên núi rừng Việt Bắc được tái hiện lại trong trí nhớ của người ra đi. Núi rừng mỗi mùa có một nét đẹp đặc trưng riêng biệt. Mùa xuân “mơ nở trắng rừng”, “mùa thu nắng rọi”, mùa hè “ve kêu” những hình ảnh này đã đi vào trí nhớ của người chiến sĩ.

Nhớ con người Việt Bắc

Con người Việt Bắc trong trí nhớ của người chiến sĩ chăm chỉ, cần cù. Nhớ những “người đan nón” với hành động “chuốt từng sợi giang”, nhớ người “hái măng một mình”. Họ là những người chung thủy son sắt đi theo phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, giành lại độc lập cho đất nước.

Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp

Bằng ngòi bút văn học tài tình của mình, Tố Hữu đã cho người đọc thấy được bức tranh bốn mùa của núi rừng Việt Bắc:

“Ta về, mình có nhớ ta”

–> Nỗi nhớ của người ra đi về con người và thiên nhiên ở Việt Bắc. Và câu hỏi người ở lại có còn nhớ người ra đi.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”

–> Ngày xuân ở Việt Bắc có nét đặc trưng riêng biệt. Hoa mơ nở trắng rừng tuyệt đẹp

“Ve kêu rừng phách đổ vàng”

–> Mùa hè nơi đây có tiếng ve kêu râm ran với màu vàng đặc trưng của rừng phách. Tác giả chuyển đổi uyển chuyển từ cảm nhận bằng thính giác sang cảm nhận về thị giác.

“Rừng thu trăng rọi hòa bình”

–> Mùa thu được tác giả miêu tả với ánh trăng dịu dàng giống như hòa bình của đất nước.

Ở vùng đất Việt Bắc, tác giả miêu tả cảnh vật cùng con người đan xen. Điều này giúp bức tranh nơi đây trở nên sống động, thú vị. Cảnh vật tươi đẹp, con người cần cù giỏi giang. Cả bốn mùa đều thấy xuất hiện hình ảnh của người lao động. Và hơn hết là tình cảm, ân nghĩa thủy chung của con người Việt Bắc.

Nhớ về Việt Bắc trong thời chiến

“Những đường Việt Bắc của ta

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

–> Đoạn thơ thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết dân quân. Kết quả đạt được sau quãng thời gian gian khổ là niềm vui chiến thắng đầy tự hào. Qua đó ca ngợi những con người, anh hùng làm nên chiến thắng cách mạng.

Kết bài

– Khái quát lại giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ: cách xưng hô tình cảm “mình – ta”. Sử dụng từ ngữ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.

– Khái quát lại giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc: Là bản hùng ca nói về cách mạng và tình cảm trong kháng chiến.

Trên đây là dàn ý bài Việt Bắc chi tiết với đầy đủ nội dung của bài thơ Việt Bắc để các em học sinh có thể cảm nhận và phân tích tốt hơn bài thơ. Từ những ý chính các em có thể viết được một bài văn phân tích theo cách riêng của mình. Chúc các em có một bài văn hay và đạt được kết quả cao trong học tập

Văn Học Lớp 12 -