Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya chi tiết

Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya không hề khó, theo dõi bài viết các em học sinh sẽ nắm bắt được nội dung dễ dàng làm được.

Các em đang bối rối vì không biết triển khai và phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya như thế nào. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã biên soạn bài viết để các em tham khảo. Hy vọng, dựa vào đây các em có thể hoàn thiện bài viết của mình hơn.

Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya cực hay và chi tiết

Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya cực hay và chi tiết

Contents

Khái quát nội dung tác giả tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác Cảnh khuya

Cảnh khuya ra đời vào năm 1947 ngay khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn đầu. Trước lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, người dân lui về vùng núi rừng hiểm trở để thành lập căn cứ. Lực lượng được chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến lâu dài sắp tới.

Trong một đêm trăng thanh gió mát, Bác ngắm cảnh và xuất khẩu thành những câu thơ đó. Hình ảnh thiên nhiên dưới con mắt thi sĩ đầy mộng ảo, sinh động. Song song với đó là nỗi lòng của người chí sĩ yêu nước với vận mệnh dân tộc.

Nội dung bài thơ

Chỉ bằng vài dòng thơ ngắn ngủi nhưng đã lột tả hết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Tiếng suối chảy như tiếng hát trong trẻo. Trăng in bóng trên mặt nước khiến không gian trở nên huyền ảo. Trước cảnh thiên nhiên ấy là nỗi lòng khắc khoải của Người đối với cuộc kháng chiến.

Nghệ thuật của bài thơ

Cảnh khuya sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động hơn. Ngôn từ trong bài giản dị, thanh thoát thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự lạc quan của Bác.

Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya chi tiết

Cảnh khuya là một bài thơ hay do chính chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. Cảnh vật được hiện lên trong mắt thi sĩ đầy thơ mộng và hữu tình. Nhất là hai câu thơ đầu bài thơ, Bác mở một không gian tươi đẹp có suối, có trăng và có cả bóng cây cỏ.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Tiếng suối được nhà thơ ví như tiếng hát xa. Mở đầu bài thơ, khung cảnh suối nước trong lành,vang vọng âm thanh nước chảy. Khung cảnh vừa hư vừa ảo khiến tâm hồn người ta trở nên dịu dàng, lắng đọng. Tiếng suối nhẹ nhàng, êm ái như ru ngủ những tâm hồn như tiếng hát của cô gái đẹp. Âm thanh lột tả sự tĩnh mịch, êm ái nhẹ nhàng. Đó cũng là những cảm xúc thực nhất trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Khi mà người dân đang phải ở trong rừng để lập căn cứ, xây dựng lực lượng đánh giặc.

Câu thứ hai, Bác nhắc đến hình tượng “trăng lồng cổ thụ”. Có lẽ, đối với ai thường đọc thơ Bác sẽ thấy trăng là một hình ảnh rất tiêu biểu. Mỗi bài thơ, trăng sẽ mang một vẻ đẹp riêng. Điệp từ “lồng” được nhắc lại đến hai lần để nhấn mạnh những gì trăng in trên mặt đất.

Đọc cả hai câu thơ ta cảm nhận cảnh đẹp đêm khuya vắng vẻ nơi chiến khu Việt Bắc. Đó là một đêm trăng yên bình, có trăng, có gió và có cả sự góp mặt của cây cối, hoa lá…

Thơ Bác luôn dạt dào cảm xúc và là những cảm nhận rất chân thực của thi sĩ. Đến với Cảnh khuya lần này cũng vậy. Chỉ vỏn vẹn hai câu thơ ngắn nhưng đã gột tả được vẻ đẹp thiên nhiên. Con người được hòa mình vào khoảng không gian đó, hưởng trọn vẹn sự thoải mái, thanh thoát đến lạ.

Trên đây là một số gợi ý cho bài phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya. Rất hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, các em sẽ dành được điểm cao. Và đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhé.

Văn Học Lớp 7 -