Tóm tắt truyện Cố hương của tác giả Lỗ Tấn chi tiết nhất
Tóm tắt truyện Cố hương của tác giả Lỗ Tấn cực hay cực chi tiết sau đây sẽ giúp các em học sinh có thêm tư liệu để tham khảo và hoàn thiện bài tập.
Cố hương là tác phẩm hay của tác giả Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Tác phẩm này có nhiều điểm mới, thú vị đang chờ người đọc cảm nhận và khám phá. Nhằm giúp các em thuận tiện hơn trong quá trình hiểu giá trị tác phẩm, chúng tôi xin tóm tắt truyện Cố hương của tác giả Lỗ Tấn. Thật hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em tham khảo.
Contents
Khái quát đôi nét về tác giả tác phẩm
Tác giả
Lỗ Tấn (1881-1936) là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn tới nền văn học Trung Quốc. Ông có khá nhiều cái tên như Chu Trương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau lại đổi tên thành Chu Thụ Nhân.
Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ chỉ là một nông dân bình thường khiến ông được tiếp xúc nhiều hơn với đời sống người nông thôn.
Thuở nhỏ, ông từng theo học ngành hàng hải, địa chất rồi y học. Về sau, ông nhận diện sức mạnh thay đổi xã hội nằm ở văn học nên đã bỏ tất cả và theo nghiệp cầm bút.
Một số tác phẩm để đời của ông có thể kể đến như 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn “Gào thét” (1923) và “Bàng hoàng” (1926).
Tác phẩm
Cố hương là truyện ngắn có tính chất hồi ký, được trích trong tập Gào thét.
Truyện ngắn được chia làm ba phần. Phần đầu từ đầu đến đoạn “đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống” là cuộc hành trình của nhân vật tôi trên đường về quê.
Phần tiếp theo đến “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét” là câu chuyện của nhân vật tôi trong những ngày ở quê.
Phần thứ ba là đoạn còn lại diễn tả những cảm xúc của nhân vật tôi khi rời xa quê hương.
Tóm tắt truyện Cố hương của tác giả Lỗ Tấn
Bài tóm tắt số 01
Hôm nay sẽ là chuyến về quê cuối cùng của tôi, trước khi căn nhà đó bị bán. Tôi ngỡ ngàng trước sự thay đổi của quê hương mình, nhưng đó là sự thay đổi theo chiều hướng xấu. Ngôi là giờ đây hoang tàn, xơ xác, tiêu điều hơn so với ngày xưa, khoảng chừng cách đây hai mươi năm. Những con người trở nên khô sần, già đi, xấu đi, chua chát và điêu ngoa. Chuyến đi đó, tôi trở về và mang theo gia đình rời khỏi ngôi làng nhỏ. Tôi tin tưởng vào một tương lai mới với thế hệ trẻ nhiệt huyết và năng động hơn. Sự thay đổi tốt đẹp, vẽ lên viễn cảnh xa vời.
Bài tóm tắt số 02
Nhân vật tôi đã xa làng quê kia hơn 20 năm để làm ăn sinh sống. Lần này, tôi trở về để tạm biệt ngôi làng này, chuyển đến ở cùng với tôi. Một sự tiếc nuối không hề nhẹ. Tôi bất ngờ vì sự thay đổi này, thay đổi theo chiều hướng xấu đi, từ con người cho đến cảnh vật. Cảnh vật hoang tàn, tiêu điều, những ngôi nhà giờ đây không còn một bóng người. Họ có lẽ cũng đã bỏ đi làm ăn xa, đi kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống gia đình. Những người ở lại cũng chẳng còn cái vẻ chân chất ngày xưa nữa. Nhuận Thổ, Hai Dương cũng trở nên tếu táo, điêu ngoa hơn. Có lẽ cuộc đời này đã khiến bản chất con người họ thay đổi.
Sau chín ngày ở quê, cả gia đình tôi rời khỏi ngôi làng cũ. Đứa cháu nhỏ hỏi lúc nào quay về làng khiến tâm trí tôi chằng chịt những nghĩ suy. Tôi vẫn hi vọng và tin rằng một ngày nào đó không xa, làng quê sẽ thay da đổi thịt. Xã hội phong kiến Trung Hoa mục ruỗng khiến con người bị đẩy vào đường cùng. Tôi cũng đã đặt ra vấn đề về con đường đi lên của người nông dân và toàn xã hội trong thời đại lúc bấy giờ.
Bài tóm tắt số 03
Sau hơn 20 năm xa cách, tôi trở về ngôi làng cũ của mình để bán nhà. Tôi sẽ đưa người thân đến một thành phố khác sinh sống. Cảnh vật như hiểu lòng người, ngày rời đi là một buổi chiều ảm đạm. Trong lòng tôi bộn bề nhiều suy nghĩ về sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của ngôi làng cũ. Nhưng đó là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi khiến ai nấy đều đau lòng. Cảnh vật tiêu điều, xơ xác. Con người bị xã hội tàn phá, hủy hoại. Dù vậy, nhưng trong lòng tôi vẫn nuôi hy vọng vào một tương lai tươi sáng, lớp trẻ sẽ thay đổi ngôi làng này. Một tư tưởng mới, làn gió mới thổi đến thay đổi phăng đi tất cả.
Bài tóm tắt số 04
Đã hơn 20 năm, tôi mới trở về thăm quê. Nhưng lần này có lẽ sẽ là chuyến từ biệt nơi đây mãi mãi. Tôi đưa gia đình đến một thành phố mới, nơi tôi sinh sống và làm việc. Tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng vì sự thay đổi đến không nhận ra của làng quê, con người nơi đây. Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa cũ bên bạn bè, nhất là Nhuận Thổ ùa về. Nhưng đáng tiếc thay, xã hội này đã khiến anh ta thay đổi, trở nên tàn tạ, mụ mị đi nhiều. Cái nghèo cùng sự phân cấp giàu nghèo đã làm thay đổi mọi thứ. Lần này, tôi hy vọng lớp trẻ sẽ khiến làng quê thay đổi hơn. Một tương lai tươi sáng hé mở trước mắt chúng ta.
Trên đây là tóm tắt truyện Cố hương của tác giả Lỗ Tấn do chúng tôi biên soạn. Hy vọng, với những kiến thức này, các em có thể hoàn thiện tốt bài viết của mình hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Xem thêm: Dàn ý và bài viết kể về một lần trót xem trộm nhật ký của bạn
Văn Học Lớp 9 -Dàn ý và bài viết kể về một lần trót xem trộm nhật ký của bạn
Tóm tắt Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm hay nên đọc
Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê
Bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết ý nghĩa nhất
Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương – Ngữ văn lớp 9
Hướng dẫn viết bài văn nghị luận về ý chí nghị lực sống
Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân (Mẫu hay nhất)