Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang hay và ý nghĩa nhất
Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan ý nghĩa nhất được thể hiện qua dàn ý và bài văn mẫu được làm bởi giáo viên giỏi.
Qua đèo Ngang là một bài thơ cực kỳ nổi tiếng của Bà huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Dưới đây là dàn ý và bài viết hoàn chỉnh cho đề bài “Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang” hay nhất để các em cùng thầy cô tham khảo nhé.
Contents
Dàn ý Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang
I. Mở bài
- Giới thiệu tổng quan về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua đèo Ngang.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ cùng với nội dung chính của tác phẩm.
II. Thân bài
Bài thơ Qua đèo Ngang được tác giả viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
Hai câu đề
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”
Câu 1: Tác giả nói về không gian và thời gian:
- Không gian: Địa điểm tại đèo Ngang. Đây là một con đèo hùng vĩ, nằm giữa ranh giới tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cũng là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài được phân chia trước đây.
- Thời gian: Đang buổi chiều tà, gợi nên một nỗi buồn cô đơn, trống vắng giữa không gian mênh mông.
Câu 2: Tả cảnh vật trên đèo Ngang
- Cảnh vật bao gồm: Cỏ cây, lá và hoa
- Điệp ngữ “chen”: Tác giả đã sử dụng động từ “chen”. Với ý nghĩa cỏ cây hoa lá mọc chen chúc nhau, không ra hàng ra lối. Miêu tả hình ảnh rậm rạp hoang sơ ở rừng núi trên đèo Ngang.
=>>> Qua đó cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng bâng khuâng, xúc động của người thi sĩ.
Hai câu thực trong bài thơ
Hai câu thơ này nói lên cuộc sống con người ở đèo Ngang:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
- Sử dụng các từ láy gợi hình: “lom khom”, “lác đác”
- Nghệ thuật đảo ngữ: Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: Lom khom… tiều vài chú, Lác đác… chợ mấy nhà.
=>> Cho thấy hình ảnh con người ít ỏi và nhỏ bé trước cảnh thiên núi non hùng vĩ.
Hình ảnh con người xuất hiện hiếm hoi, thưa thớt khiến cho cảnh vật nơi đây càng trở nên hoang vắng, tiêu điều. Qua đó cũng thấy được cảm giác hiu quạnh và nỗi buồn mênh mang của tác giả.
Hai câu luận của bài thơ
Nói lên tâm trạng của tác giả khi ở đèo Ngang:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
- Nghệ thuật sử dụng điệp âm “quốc quốc” “gia gia” kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh
- Hình ảnh con chim quốc, và chim gia gia (hay chim đa đa) kêu da diết
=>>> Tiếng kêu của hai loài chim hay tiếng lòng của tác giả tha thiết nhớ nhà, nhớ thương quê hương, đất nước. Dường như nỗi nhớ kéo dài ra mãi như những tiếng kêu ấy. Hai câu thơ đề như một tiếng thở dài của nữ thi sĩ.
Hai câu kết
Nỗi cô đơn của nữ tác giả:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
- “Trời non nước”: miêu tả một khoảng không gian mênh mông, bao la với trời cao, rừng xanh.
=>> Không gian càng bao la rộng lớn thì con người càng trở nên nhỏ bé, lạc lõng và chơi vơi.
- “Ta với ta”: Dường như nỗi cô đơn, nỗi nhớ thương da diết ấy chỉ mình tác giả cảm nhận. Không có ai chia sẻ tâm trạng cô đơn và vắng lặng ấy.
III. Kết bài
- Tổng kết đôi nét về nghệ thuật trong bài thơ
- Nội dung của bài thơ Qua đèo Ngang.
Hướng dẫn viết bài Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong xã hội thời cận đại. Bà là một nhà thơ có phong cách thanh tao và phóng khoáng. Qua đèo Ngang là một bài thơ hay xuất sắc nhất trong những tác phẩm của bà. Bằng cách sử dụng nghệ thuật tài tình tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên rừng núi heo hút và cả tâm trạng nhớ thương quê hương đất nước của mình.
Cảm nghĩ trong hai câu thơ đề
Bài thơ Qua đèo Ngang được nhà thi sĩ sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu bài thơ này với hai câu thơ đề đã miêu tả không gian và thời gian khi ở đèo Ngang.
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”
Khi tác giả tới đèo Ngang thì đã vào khoảng chiều tà, khi mặt trời đã sắp lặn, chỉ còn một vài tia nắng hiu hắt ở lại. Mặt trời buổi hoàng hôn hay khi chiều tà khiến tác giả cảm thấy nỗi buồn mênh mang, man mác trong lòng mình dâng lên. Giữa một không gian rừng núi mênh mông của đèo Ngang, chỉ vài ánh nắng còn sót lại khi chiều tà. Điều này làm con người cảm thấy càng cô đơn, càng trống vắng nhiều hơn.
Câu thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả rõ hơn và kỹ hơn về cảnh vật tại đèo Ngang. Với cảnh vật cỏ cây, hoa lá và những tảng đá. Nhà thơ đã sử dụng điệp từ “chen” khiến người đọc liên tưởng đến sức sống mạnh mẽ của cây cỏ trên núi rừng. Chúng chen chúc nhau, đan xen vào nhau để mạnh mẽ vượt lên giành sự sống. Qua đó cho thấy được cảnh núi rừng rậm rạp với cây cối có sức sống mãnh liệt căng tràn trong buổi hoàng hôn.
Hai câu thơ thực
Tiếp đến hai câu thơ thực, nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa hơn để quan sát cuộc sống con người ở đèo Ngang.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Với nghệ thuật đảo ngữ và các tính từ gợi hình được tác giả sử dụng như :lom khom” lác đác”. Hình ảnh một cuộc sống không mấy nhộn nhịp, tấp nập tại vùng núi non này. Người đọc chỉ cảm thấy cảnh vắng vẻ, đìu hiu. Nơi đây chỉ có thưa thớt vài chú tiều đi đốn củi về, chợ không đông đúc mà chỉ lác đác vài ngôi nhà cô đơn vắng lắng. Bóng dáng con người ở nơi thiên nhiên rừng núi bao la hiện lên thật nhỏ bé. Một không gian vô cùng ảm đạm, thê lương kéo theo nỗi buồn da diết càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Hai câu thơ luận
Ở hai câu thơ này, tác giả đã nói lên tâm trạng của mình. Tiếng lòng của tác giả dường như đã nói lên thành tiếng.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Với điệp âm “quốc quốc” “gia gia” và nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Dường như tiếng kêu của hai loài chim này da diết thê lương biết bao nhiêu. Tiếng kêu đến “đau lòng” đến “mỏi miệng” là tiếng kêu dài đằng đẵng. Trong không gian tĩnh lặng đến nỗi tác giả nghe được cả tiếng chim quốc văng vẳng ở nơi xa. Một không gian buồn bã và thê lương đến tận cùng. Tiếng kêu của hai loài chim dường như là tiếng lòng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà khi đất nước thay đổi. Cảnh nước nhà phân chia cắt, gia đình tan tác khiến nhà thơ đau lòng. Nỗi lòng ấy như được kéo dài ra, da diết âm vang chẳng ngừng.
Hai câu kết
Nỗi cô đơn, xót xa đến vô cùng của nữ thi sĩ đã đọng lại trong hai câu kết của bài thơ:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Cảnh vật tại đèo Ngang thực sự đẹp và nên thơ. Quang cảnh rất đỗi mộc mạc và bình dị nhưng mang lại cho nhà tác giả thật nhiều cảm xúc. Trước cảnh rừng núi bao la rộng lớn của đất trời con người lại trở nên vô cùng nhỏ bé và cô đơn hơn bao giờ hết. Muốn tìm kiếm một người để sẻ chia nhưng càng tìm lại càng khó. Để rồi chỉ “ta với ta”, chỉ một mình con người ấy với rừng núi hoang vu, không ai chia sẻ nỗi lòng. Câu thơ cuối khép lại như tiếng lòng đầy nghẹn ngào và chua xót của nữ thi sĩ.
Qua đèo Ngang là một trong 6 bài thơ Đường luật của nhà thơ. Từ ngữ được sử dụng một cách có chọn lọc, tỉ mỉ mà không kém phần trang nhã, trau chuốt và mượt mà. Tuân thủ luật thơ nghiêm ngặt nhưng không thiếu phần bay bổng, lãng mạn. Là một bức tranh ở cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở đèo Ngang và nỗi lòng yêu nước, thương dân của nữ thi sĩ.
Tổng kết bài văn Cảm nghĩ bài thơ Qua đèo Ngang
Qua đèo Ngang thể hiện cảnh vật núi non hùng vĩ trong buổi chiều tà. Nhưng cũng toát lên vẻ đìu hiu, heo hút của cuộc sống con người nơi đây. Qua đó cũng cho thấy nỗi buồn man mác, day dứt về nỗi nhớ nước thương nhà cùng với nỗi cô đơn không dứt của tác giả.
Trên đây là dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang và hướng dẫn viết bài hoàn chỉnh cho đề bài “Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang”. Hy vọng với những thông tin trên đây thì các em học sinh có thể có được những bài văn hay cho bản thân mình nhé.
Xem thêm: Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng (Dàn ý + Mẫu hay)
Văn Học Lớp 7 -Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng (Dàn ý + Mẫu hay)
Chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (Dàn ý + Mẫu hay)
Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya chi tiết
Biểu cảm về cây phượng cực hay được tuyển chọn
Cảm nhận về mùa thu hay nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng
Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị và thanh bạch
Dàn ý giải thích câu nói: “Học, học nữa, học mãi” chi tiết