Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam chi tiết, đem tới cho học sinh những kiến thức và tài liệu tham khảo trong học tập.
Dạng đề phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam khá phổ biến hiện nay. Đối với bài này, học sinh cần phải phân tích các câu văn, chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm. Bài văn sử dụng phương pháp lập luận phân tích là chủ yếu. Nhằm giúp học sinh hiểu cách làm, chúng tôi xin trình bày dàn ý và bài viết chi tiết.
Nội Dung Bài Viết
Dàn ý phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Mở bài
Khái quát đôi nét về tác phẩm Hai đứa trẻ và Thạch Lam.
Giới thiệu khái quát về hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của nó. Chuyến tàu đêm là điểm nhấn tạo nên giá trị của tác phẩm. Chuyến tàu cuối ngày đem theo niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Hình ảnh mang nhiều ý nghĩa khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ.
Thân bài
Trình bày nội dung và hoàn cảnh sáng tác của Hai đứa trẻ
Hai đứa trẻ là câu chuyện thực ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Đây cũng là quê ngoại của chính tác giả, nơi gắn với tuổi thơ của ông. Tác phẩm thể hiện tài hoa của Thạch Lam. Đó là một câu chuyện không có cốt truyện, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.
Hai đứa trẻ nhắc đến hai nhân vật Liên và An. Hai chị em vốn có cuộc sống hạnh phúc, vui tươi nơi Hà thành xa hoa. Nhưng cuộc sống gia đình khó khăn khiến gia đình họ phải chuyển về sống ở phố huyện. Cuộc sống bấp bênh, quán hàng nhỏ bên chợ là kế sinh nhai của mấy miệng năm. Những đứa trẻ thường nhặt nhạnh quanh chợ những món đồ sau buổi chiều tàn. Lòng Liên bỗng gợn lên nhiều cảm xúc khó tả. Cuộc sống khiến những người xung quanh Liên cũng tiều tụy hẳn đi. Đó là chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm … Nhưng họ vẫn luôn hy vọng vào một điều gì đó tươi sáng hơn vào ngày mai. Người ta mong chờ nhiều hơn đến chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Đó là chuyến tàu từ Hà Nội trở về, lăn bánh qua phố huyện và rồi khuất bóng phía xa. Dần dần, đoàn tàu chìm trong trời đêm sâu thẳm. Có những người dọn đồ hàng về sau một ngày dài ế ẩm. Hai đứa trẻ Liên và An cũng dần chìm vào giấc ngủ yên bình.
Hình ảnh đoàn tàu theo cách miêu tả của Thạch Lam
Trước khi đoàn tàu đến đã có những dấu hiệu được báo trước. Chuyến tàu đêm diễn ra thường xuyên, vào lúc chín giờ. Và “đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Sự xuất hiện của “ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa”, “tiếng xe rít mạnh vào ghi”… Ngoài ra còn có “làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”.
Tàu đến “rầm rộ” trong sự chờ đợi của hai chị em Liên. Đoàn tàu vụt qua trong chớp nhoáng. Đó là chuyến tàu mà cả hai chờ đợi, buồn ngủ đến ríu cả mắt vẫn chờ. Đoàn tàu được Liên và An ngắm nhìn và quan sát thật tỉ mỉ. “Các toa đèn sáng trung”, “toa hạng trên sang trọng lố nhố những người”, “các cửa kính sáng”… Chuyến tàu không đông như mọi hôm. Đoàn tàu đến mang thêm nhiều tia sáng đến với phố huyện nghèo, xua đi cái tăm tối vốn có của nó.
Đoàn tàu rời đi để lại “những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. “Cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng” khiến chị em mãi ngước nhìn. Nó cũng dần khuất mãi sau rặng tre.
Ý nghĩa của đoàn tàu
Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong một vài giây ngắn ngủi. Nhưng đó là cả sự mong mỏi và chờ đợi của những người dân phố huyện. Đó là phút giây huyên náo cuối ngày, xua tan đi sự tĩnh lặng của nơi đây.
Đoàn tàu gợi nhắc đến những ngày tháng tươi đẹp của chị em Liên và An trước đây.
Đoàn tàu nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng muốn thoát khỏi cuộc sống tầm thường, nghèo khó này. Khát khao được sống và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn, không giống như hiện tại.
Chuyến tàu đêm là tấm lòng của tác giả gửi cho người nghèo khổ. Là nỗi trăn trở của ông, mong muốn cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của chuyến tàu đêm trong Hai đứa trẻ. Nêu khái quát cảm nhận của bản thân về hình ảnh đó.
Bài viết phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Cảnh tàu đêm khiến bạn liên tưởng đến điều gì thú vị? Còn đối với tôi, cảnh tàu khiến tôi nhớ đến những hoàn cảnh cơ cực, khó khăn của người dân. Ai đã một lần đọc tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, chắc cũng sẽ không quên được hình ảnh đoàn tàu. Đoàn tàu để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Nó như một tia sáng khiến người ta tin tưởng hơn vào tương lai tươi sáng ngày mai.
Hai đứa trẻ là câu chuyện của hai nhân vật Liên và An. Liên và An vốn là những đứa trẻ có cuộc sống sung túc, đầy đủ trên phố Hà Nội. Nhưng do gia đình làm ăn sa sút khiến gia đình nhỏ phải về sống trong khu phố huyện xập xệ. Cuộc sống khó khăn khiến người ta nhìn nhận cuộc sống ở nhiều góc cạnh hơn. Buổi chiều tà, những đứa trẻ thi nhau nhặt nhạnh những thứ còn sót lại sau buổi chợ. Đó là những con người nghèo khổ, tìm mọi cách để mưu sinh qua ngày. Đó là mẹ con chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm bị cái nghèo bào mòn. Nhưng hơn tất cả, trong họ vẫn sáng lên tia hy vọng về cuộc sống ngày mai. Chuyến tàu đêm là hoạt động cuối cùng của một ngày. Nó càng tiếp thêm niềm tin cho con người nơi phố huyện nhỏ.
Thạch Lam kể chuyến tàu đêm là hoạt động bình thường và thường xuyên diễn ra. Thời gian có báo trước, vào lúc 9 giờ mỗi tối và “đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Con người ta vì nhiều mỏi mệt mà quên đi nhiều thứ. Nhưng chuyến tàu cuối cùng lại luôn khiến họ chờ đợi. Phải chăng, họ hy vọng có một vài người khách xuống mua giúp họ món hàng? Đoàn tàu chưa xuất hiện nhưng cũng đã có những dấu hiệu báo trước. Nhiều chi tiết nhỏ được nhắc đến “ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa”, “tiếng xe rít mạnh vào ghi”… Ngoài ra còn có “làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”. Phải là người có cái nhìn tinh tế lắm mới thấy được điềm báo này. Nó chưa quá chói lóa, cũng chưa hẳn là ồn ào. Thay vào đó, những dấu hiệu được nâng cao cấp độ từ xa đến gần, từ nhỏ đến lớn. Mọi thứ như có ý thôi thúc, giục giã cảnh vật bừng tỉnh sau ngày dài mệt mỏi. Giữa hình ảnh chị em Liên và An, rồi đứa trẻ bới rác cùng vợ chồng con cái nhà hát xẩm… Tất cả tạo nên bức tranh khắc họa đậm nét cuộc sống người dân nơi phố huyện nghèo.
Đoàn tàu tiến mỗi lúc một gần. Đoàn tàu vụt qua trong chớp nhoáng. Đó là chuyến tàu mà cả hai chờ đợi, buồn ngủ đến ríu cả mắt vẫn chờ. Đoàn tàu được Liên và An ngắm nhìn và quan sát thật tỉ mỉ. “Các toa đèn sáng trung”, “toa hạng trên sang trọng lố nhố những người”, “các cửa kính sáng”… Chuyến tàu không đông như mọi hôm. Đoàn tàu đến mang thêm nhiều tia sáng đến với phố huyện nghèo, xua đi cái tăm tối vốn có của nó.
Rồi, chuyến tàu đó cũng nhanh chóng chạy qua. Nó để lại “những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. “Cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng”. Tất thảy đều khiến chị em Liên cảm thấy đầy tiếc nuối.
Chuyến tàu đêm đến mang theo thứ ánh sáng diệu kỳ mà con người nơi phố huyện hằng mơ ước. Và rồi, nó đi, để lại nhiều niềm tiếc nuối cho chính họ. Ẩn sau sau những giá trị thực của một tác phẩm, đó còn là giá trị nhân văn cao cả.
Nhờ có chi tiết đoàn tàu, câu chuyện tưởng chừng như nhạt nhẽo lại có sức hút lạ thường. Cuộc sống cơ cực, tàn tạ ban chiều kết thúc bằng ánh lửa của đoàn tàu. Như muốn gợi nhắc chúng ta rằng dù có cực nhọc, mệt mỏi thì cuối đường hầm vẫn là một tương lai tươi sáng. Nhờ có chi tiết này, Thạch Lam đã khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật, nhất là Liên và An. Niềm say mê cùng nỗi mong chờ khắc khoải của chị em khi tàu đến. Và cả sự hụt hẫng, tiếc nuối khi tàu rời đi… Cái cảm giác đó nghe lạ lắm. Chờ tàu không phải để thỏa mãn trí tò mò, mà là để được lắng nghe âm thanh, ánh sáng ở một thế giới khác.
Đoàn tàu mang nhiều hàm ý biểu tượng, giúp Thạch Lam thể hiện chủ đề tác phẩm. Nếu ai để ý sẽ biết rằng, đoàn tàu đó chạy từ Hà Nội về. Đối với chị em Liên và An, Hà Nội là nơi chứa nhiều kỷ niệm. Là nơi cả hai đã sống những ngày tháng hạnh phúc. Hai chị em ngắm nhìn đoàn tàu như muốn hồi tưởng về quá khứ. Đây cũng là điều rất bình thường. Bởi lẽ, khi hiện thực đời sống không khiến con người ta hài lòng, người ta thường có nhu cầu tìm về quá khứ. Nhất là những kí ức đẹp đẽ thời xưa, khoảnh khắc không thể nào quên được.
Đoàn tàu rầm rộ kéo đến xua tan cái không khí tĩnh lặng, mờ nhòe của phố huyện. Một thế giới tràn ngập ánh sáng, âm thanh và sự náo nhiệt. Ở đó có những con người mới khắp muôn phương đổ về. Chuyến tàu đêm đem theo nhiều hy vọng, nhiều ước mong và một tương lai tươi sáng. Người dân phố huyện càng thêm tin tưởng rằng, đằng sau những khổ ải mà họ phải chịu là cả tương lai tươi sáng. Từ đó, nó trở thành mục đích mà họ phấn đấu đạt được mỗi ngày. Nhìn lại hiện thực đời sống, người ta thấy cuộc sống của người dân phố huyện còn thiếu thốn quá nhiều. Và dường như cái khát khao đổi thay đói còn quá xa vời. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, đoàn tàu chạy qua đêm cũng đã tiếp thêm nguồn động lực cho con người cố gắng.
Xét trên phương diện của tác giả, đó còn là niềm cảm thương sâu sắc của ông đối với nhân vật. Được biết, đây là câu chuyện có thật trên quê hương ông. Cho nên, ta có thể hiểu, ông đang hy vọng cuộc sống thực tại của người dân cũng có thêm nhiều điều tuyệt đẹp. Thạch Lam muốn thức tỉnh những con người đang dần ngủ quên trong ao tù nước đọng. Để rồi khơi dậy bên trong họ khát khao sống hạnh phúc, thay đổi cuộc đời.
Hai đứa trẻ kết thúc bằng chuyến tàu đêm đầy suy tư. Chuyến tàu gợi nhắc kỷ niệm, chuyến tàu đem theo niềm tin và hy vọng vào tương lai phía trước. Càng đọc và suy ngẫm, mỗi chúng ta lại có những cảm xúc riêng. Về phần mình, tôi cảm thấy bản thân cần phải phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn. Cần cố gắng để đạt được những mục tiêu đã định. Từng ngày, từng ngày hoàn thiện bản thân hơn. Hãy luôn để bản thân trong tương lai luôn là bản sao hoàn hảo hơn của hiện tại.
Trên đây là dàn ý và bài viết phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hy vọng với những điều chúng tôi chia sẻ, các em học sinh sẽ biết cách triển khai vấn đề tốt hơn. Chúc các em học tốt và luôn đạt điểm cao trong mọi kỳ thi nhé!
Xem thêm: Lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Văn Học Lớp 11 -Lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Tóm tắt tác phẩm Người trong bao của Sê – khốp
Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng hay và chi tiết
Dàn ý học đi đôi với hành chọn lọc chi tiết siêu hay
Dàn ý, phân tích, nội dung bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay và chi tiết nhất
Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn cực hay