Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn cực hay

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng sau đây, với những chi tiết cực hay của nhà thơ Xuân Diệu đã đem vào trong khổ 2 của bài thơ Vội vàng.

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Thơ của ông lúc nào cũng dạt dào tình cảm, lời thơ đơn giản mà đượm tình khiến độc giả và các nhà đánh giá hết lời ngợi khen. Xuân Diệu đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm tuyệt vời, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài thơ “Vội vàng”. Bài thơ là những dòng tâm tình đầy cảm xúc, viết về nét đẹp nhân sinh, về quan niệm sống tích cực. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn những quan niệm nhân sinh tiến bộ với khổ thứ 2 của bài thơ.

Bài cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn hay nhất

Bài cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn hay nhất

Ở khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Xuân Diệu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng dạt dào, mãnh liệt. Ông muốn có được quyền tạo hóa “tắt nắng”, “buộc gió” để ngắm nhìn, để cảm nhận mãi cái đẹp của tự nhiên. Bước sang khổ thứ 2, nhà thơ tiếp tục thể hiện  quan niệm vô cùng tích cực, sự lí giải đầy sâu sắc về tình yêu thiên nhiên tột độ của mình. Mở đầu cho khổ thơ này là hai câu thơ có phần vội vã, nhanh chóng bởi cách ngắt nhịp 3/5.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Có thể thấy ở đây, tác giả đã diễn tả sự trôi nhanh vội vã của thời gian vô cùng tinh tế, táo bạo. Vòng tuần hoàn thời gian ngắn ngủi khiến người ta vừa vui mừng vừa lo lắng. “Đương tới” – “đương qua”, “còn non – sẽ già” là những trạng thái đối lập được Xuân Diệu đưa vào để diễn tả nhịp trôi nhanh của thời gian. Là một bài thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới, cái nhìn và quan niệm về sự sống của tác giả cũng có sự thay đổi. Mùa xuân đất trời như một vòng tuần hoàn, đời người thì lại quá ngắn ngủi. Con người nhận thấy rõ điều này và bắt đầu tiếc nuối, bắt đầu lo sợ. Thời gian chia phôi, thiên nhiên như cũng đượm một nét buồn ly biệt:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa.”

Thời gian vốn dĩ là vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, thế nhưng đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi. Khắp không gian đâu đâu mang nét trầm mặc, chia ly. Gió thì thầm với lá những hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian. Chim cũng ngừng mà vì chúng sợ độ tàn phai, héo úa . Vạn vật dù vui tươi đến mấy cũng  không thể cưỡng lại quy luật tàn phai nghiệt ngã của tạo hóa.

Như vậy, ước mơ được “tắt nắng”, “buộc gió”, được níu giữ thiên nhiên ở lại của nhà thơ sẽ không thể thực hiện. Đây cũng là lời hối thúc mọi người phải sống vội vàng, khẩn trương: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”. “Mùa chưa ngả chiều hôm” ở đây thật sự rất mới lạ, thú vị. Xuân Diệu đã sử dụng kết hợp từ chỉ thời gian cuối ngày để tượng trưng cho thời điểm cuối mùa. “Mùa chưa ngả chiều hôm” là mùa chưa tàn úa, vì thế hãy mau chóng tận hưởng hương sắc của nó. Qua đó, ý của tác giả cũng muốn hối thúc mọi người hãy sống thật hết mình, thật ý nghĩa bởi vì cuộc đời này vốn rất ngắn ngủi.

Quan niệm mới mẻ về tình yêu, về quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu đã khiến cho ta phải suy ngẫm, phải trân trọng từng phút giây của cuộc đời. Chỉ qua một đoạn thơ ngắn, ta đã thấy được niềm khát khao sống mãnh liệt, cháy bỏng của tác giả. Từ đó, thêm trân trọng quan niệm nhân sinh và có lối sống tích cực, tiến bộ.

Qua bài viết “cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng” trên đã giúp các học sinh có được một bài cảm nhận hay, giúp cho các em học sinh có thêm kiến thức khi học tập. Chúc em học sinh thi thật tốt nhé!

Văn Học Lớp 11 -