Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang

Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang” đây là một đề bài tương đối khó, theo dõi bài viết bạn sẽ tìm được lời giải dễ dàng.

Sau khi đọc xong bài thơ Tràng Giang em có cảm nhận gì về khổ thơ đầu của bài. Dưới đây là bài viết mẫu hoàn chỉnh phân tích khổ một của bài thơ. Hãy cùng đọc và cảm nhận nhé!

Tìm hiểu cảm nghĩ và cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang cực hay

Tìm hiểu cảm nghĩ và cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang cực hay

Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang hay nhất

Huy Cận thuộc thế hệ các nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Thơ của ông được nhiều người nhận xét là mang nỗi buồn nhân thế. Bài thơ Tràng Giang chính là tác phẩm điển hình cho hồn thơ của ông. Khổ đầu của bài thơ miêu tả được cảnh sông nước bộc lộ được nỗi buồn của thi sĩ trong khung cảnh thiên nhiên đó.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Những câu thơ mở đầu đầy cảm xúc đã thể hiện được nỗi buồn của tác giả trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên. Câu thơ giúp cho người đọc mường tưởng được hình ảnh con sông rộng lớn và sâu. “Tràng giang” là cụm từ xuất hiện trong khổ thơ đã thể hiện được hình ảnh con sông dài vô tận. “Điệp điệp” là cụm từ thể hiện được quy luật của thiên nhiên, những con sóng phía sau xô phía trước và tràn vào bờ. Những câu thơ mang nỗi buồn của con người, từng đợt sóng là từng nỗi buồn liên tiếp nhau và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Con thuyền xuất hiện giữa sông hiện lên hình ảnh đối lập. Con thuyền nhỏ bé và thiên nhiên rộng lớn bao la. Đây là một hình ảnh tả thực dưới góc độ của tác giả ẩn sau con thuyền là thân phận nhỏ bé của kiếp người. Lênh đênh giữa cuộc đời không biết trôi dạt về đâu. Hình ảnh con thuyền kết hợp với điệp từ “song song” thể hiện được một nỗi buồn sâu thẳm.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” mang đến cảm giác chia lìa. Thuyền và nước là hai hình ảnh gắn bó khăng khít với nhau. Thế nhưng bây giờ lại lìa xa nhau. Nước trong câu thơ để chỉ con người, nước cũng có cảm xúc buồn. “Sầu trăm ngả” là cụm từ gợi nên cảm giác buồn đau trải dài khắp không gian. Con thuyền cứ mãi trôi để lại dòng nước lặng im thăm thẳm.

Câu thơ cuối của khổ một mang đến cho người đọc một hình ảnh khác lạ “củi khô”. Câu thơ mang giá trị gợi hình cao, củi khổ nhỏ bé thiếu sức sống đang lênh đênh trên dòng sông một cách đơn độc. “Lạc mấy dòng” là cụm từ nói lên hình ảnh củi khô nhỉ bé bị chia cắt khắp mấy dòng sông. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ “củi một cành khô” cùng với đó là nhịp thơ 1/3/3. Câu thơ cuối khác hẳn với ba câu đầu nhằm nhấn mạnh thân phận bé nhỏ bị vùi dập. Lênh đênh trôi dạt giữa dòng đời không biết đâu là bến bờ.

Tràng Giang là một bài thơ với mở đầu mang một nỗi buồn. Hình ảnh thiên nhiên dưới mọi góc nhìn của nhà thơ đều không có sức sống. Đây cũng chính là tâm trạng buồn tủi đau xót cho một kiếp người.

Trên đây là một bài hoàn chỉnh về cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang. Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn học sinh trong việc làm văn nhé. Chúc các bạn có được bài văn như ý.

Văn Học Lớp 11 -