Lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để có thể hiểu hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Nhắc đến Hàn Mặc Tử, người ta nhớ về một hồn thơ phóng khoáng nhưng quằn quại với tình yêu trần thế. Trong chương trình Ngữ văn 11, các em được tiếp xúc với tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của ông. Hãy cùng IIE Việt Nam lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để hiểu hơn về nó nhé.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Content

Khái quát về tác giả tác phẩm

Tác giả

Hàn Mặc Tử từng được Chế Lan Viên gọi là “một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Ông là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới lúc bấy giờ.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa, cha mất sớm, ông theo mẹ sống ở Quy Nhơn. Sau này lại học trung học tại Huế, rồi làm công chức ở Bình Định, làm báo tại Sài Gòn. Cuộc đời nhà thi sĩ tài ba trôi qua ngắn ngủi. Năm 1936, ông phát hiện mình bị phong và mất tại trại phong Quy Hòa.

Trước khi sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, tác phẩm của ông thường mang hơi hướng thơ Đường cổ điển. Thơ ông luôn chất chứa nỗi niềm đau đớn về một tình yêu nơi trần thế.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào năm 1938 và in lần đầu trong tập Thơ Điên (Đau Thương).

Đây là một câu chuyện tả thực của chính tác giả. Hàn Mặc Tử có một mối tình đầu đẹp với người con gái quê ở Vĩ Dạ- Huế. Cô tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con gái chủ sở trưởng đạc điền Quy Nhơn. Khi ông vào Sài Gòn làm báo, cô gái cũng theo gia đình trở về Huế. Lúc đang điều trị phong, Hàn Mặc Tử nhận được bức ảnh non nước hữu tình cùng thôn Vĩ thơ mộng. Một vài lời hỏi thăm an ủi và bức ảnh không tên đã kích thích trí tưởng tượng của Hàn Mặc Tử. Bài thơ đã ra đời từ đây.

Bố cục bài thơ

Bố cục được chia làm ba phần.

Khổ thơ thứ nhất diễn tả khung cảnh thiên nhiên nơi thôn Vĩ Dạ.

Khổ thơ thứ hai miêu tả vẻ đẹp sông nước đêm trăng cùng tâm trạng của nhà thơ.

Khổ thơ cuối cùng trình bày khát vọng tình yêu và cuộc sống của nhà thơ.

Giá trị nội dung của bài thơ

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mở ra một khung cảnh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, tinh khôi. Hình ảnh được khắc họa vừa hư, vừa thực, được tái hiện qua ký ức của người nghệ sĩ.

Ngoài ra, những câu thơ là nỗi lòng đau đớn, nhớ nhung của Hàn Mặc Tử. Đó là khao khát được sống, tha thiết với đời quá sâu nặng nhưng đời người quá ngắn ngủi.

Giá trị nghệ thuật

Mạch thơ không tuân theo thời gian tuyến tính nhưng lại xuôi chiều theo mạch cảm xúc của nhà thơ.

Hình ảnh giàu sức gợi tả, ngôn ngữ trong sáng. Khung cảnh thiên nhiên bình dị nhưng giàu sức sống. Thể hiện khát khao được sống của người nghệ sĩ.

Câu hỏi tu từ được sử dụng, giọng điệu da diết khắc khoải giúp bài thơ khắc họa được nỗi băn khoăn, day dứt về cuộc đời.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hoàn chỉnh

Mở bài

Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Khái quát nội dung chính của tác phẩm

Thân bài

Phân tích khổ thơ số 1

Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” như lời mời gọi, vừa tha thiết. Đó còn như lời trách cứ nhẹ nhàng của chính tác giả.

Cảnh vật và con người hiện lên nhẹ nhàng và tinh tế. Là “nắng mới lên”, “hàng cau”, “vườn xanh như ngọc”, “lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Hình ảnh thơ mang nhiều tầng nghĩa vừa độc đáo, vừa ấn tượng. Nét đẹp con người Huế vừa phô trương nhưng cũng thật kín đáo. Cảnh vật đẹp đẽ, tạo nên cái thần thái rất riêng của thôn Vĩ.

Phân tích khổ thơ số 2

Bến sông trăng vừa hư, vừa thực cùng tâm trạng buồn đau, xót xa.

Người thi sĩ bị quên lãng giữa dòng đời xô bồ đầy tội nghiệp. Cuộc sống mãnh liệt nhưng đầy bi thương.

Hình ảnh thiên nhiên không hoàn hợp được thể hiện ở nhiều sự vật.

Gió và mây bị ngăn cách, chia hai lối. Gió đi một lối, mây một lối khác, ly tán, chia lìa. Ý thơ trái ngược hoàn toàn với điều kiện thiên nhiên.

Nhịp thơ 4/3 cắt ngang câu thơ, chia mây và gió thành hơn thái cực khác nhau.

Thiên nhiên không hòa hợp do sự mặc cảm về thân phận. Cũng như Hàn Mặc Tử yêu thiên nhiên thắm thiết nhưng lại không thể trở về cuộc sống bình thường như bao người.

Đan xen nỗi buồn trĩu nặng, nỗi lo âu, thấp thỏm. Hình ảnh dòng nước “buồn hiu”, động từ “lay” khiến nỗi buồn càng thêm trĩu nặng. Lòng người day dứt không yên, còn quá nhiều tiếc nuối với cuộc đời này. Nỗi lo âu được chỉ định bằng đại từ phiếm chỉ “ai”, thể hiện sự mông lung, không xác định.

Thiên nhiên hòa cùng ánh trăng huyền ảo. Trăng là biểu tượng, là điểm tựa cho thi nhân thỏa mãn nỗi niềm. Nỗi lo sợ “kịp” là chính nỗi lòng của tác giả. Lo sợ rằng quỹ thời gian quá hạn hẹp không đủ để thỏa lòng với thiên nhiên, đất trời.

Phân tích khổ thơ thứ ba

Tác giả mở ra không gian rộng lớn, chập chờn đan xen với cảm xúc hoài nghi.

Có một tình yêu đơn phương đầy tiếc nuối, là tâm tư của chính tác giả. Đó cũng là khát khao được sống, được trao yêu thương và san sẻ với cuộc đời.

“Khách đường xa” được lặp lại hai lần, ngắt nhịp 4/3 khiến nhịp thơ trở nên nhanh và dồn dập. Nhờ vậy mà nhà thơ thành công lột tả những mong chờ tha thiết cùng khẩn khoản khoản van nài. Thế nhưng, tất cả đều chỉ là vô vọng, không có lời hồi đáp.

“Áo em trắng quá nhìn không ra” là hình ảnh của những người phụ nữ Huế trong tà áo dài. Đây là đặc trưng hiếm có đại diện cho phụ nữ Huế. Màn sương mỏng khiến mọi vật mờ nhòe đi trước mắt người nhìn. Đó cũng như chính sự mờ nhòa của kí ức, của những gì đẹp đẽ nhất mà nhà thơ từng trải qua.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” chính là vẻ đẹp tả thực của quang cảnh quê nhà.

Kết bài là một câu hỏi đầy sức gợi “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Giữa ảo mộng bao trùm tâm trí, nhà thơ vẫn luôn nhung nhớ và day dứt về mối tình xưa. “Ai” không ám chỉ một nhân vật cụ thể nào. Ngược lại, nó như bao hàm lấy tất cả mọi thứ, là cuộc đời, là quê hương xứ sở.

Cảm xúc bao trùm lên cả bài thơ là sự cảm thán về vẻ đẹp quê hương, đất trời. Đó cũng là lời tự bạch, xót thương cho phận đời còn quá trẻ. Khát vọng sống lớn nhưng sức khỏe không cho phép nhà thơ trải qua hết cung bậc cảm xúc.

Giá trị nghệ thuật

Mạch thơ không tuân theo thời gian tuyến tính nhưng lại xuôi chiều theo mạch cảm xúc của nhà thơ.

Hình ảnh giàu sức gợi tả, ngôn ngữ trong sáng. Khung cảnh thiên nhiên bình dị nhưng giàu sức sống. Thể hiện khát khao được sống của người nghệ sĩ.

Câu hỏi tu từ được sử dụng, giọng điệu da diết khắc khoải giúp bài thơ khắc họa được nỗi băn khoăn, day dứt về cuộc đời.

Kết bài

Khái quát lại nội dung của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Khẳng định giá trị trường tồn vĩnh cửu với thời gian của bài thơ.

Trên đây là bài viết lập dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Đây là ý chính, cơ bản để các em tham khảo và bổ sung vào bài viết của mình. Hãy vận dụng trí sáng tạo cùng cảm quan nhận thức văn học để bài làm được tốt hơn. Chúc các em thành công trên con đường sắp tới.

Xem thêm: Tóm tắt tác phẩm Người trong bao của Sê – khốp

Văn Học Lớp 11 -