Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh qua góc nhìn mới

Cảm nhận về bài thơ Ngắm Trăng qua dàn ý và đôi nét về tác giả tác phẩm sẽ được chia sẻ trong bài viết. Các em học sinh cùng tham khảo nhé!

Ngắm trăng là bài thơ nằm trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Đây cũng là chủ đề thường xuyên được giáo viên đưa ra cho học sinh lớp 8. Dưới đây là gợi ý cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh do chúng tôi biên soạn. Hy vọng đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh qua góc nhìn mới

Content

Đôi nét khái quát về tác giả tác phẩm

Tác giả

Hồ Chí Minh (1890- 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Ngoài ta, Người còn được gọi với nhiều tên khác như Bác Hồ, Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành…

Bác Hồ sinh ra tại vùng quê nghèo Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

Người là một vị lãnh tụ tài ba của Việt Nam và là một nhà thơ lớn của dân tộc. Để tìm ra con đường cứu nước, người đã bôn ba 30 năm nơi hải ngoại.

Hồn thơ của Người luôn tràn ngập lòng tự hào dân tộc, phóng khoáng, tự do. Mỗi vần thơ đều ẩn chứa niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước.

Tác phẩm

Ngắm trăng là tác phẩm số 20 trong tuyển tập thơ Nhật ký trong tù. Tập thơ được sáng tác trong những ngày Bác bị bắt giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.

Hai câu thơ đầu bài thơ nói về hoàn cảnh khiến nhà thơ ngắm trăng. Hai câu thơ sau thể hiện sự hòa hợp giữa trăng và người tù.

Đọc Ngắm trăng, người ta thấy một tình yêu thiên nhiên tha thiết và say mê. Ngoài ra, phong thái ung dung trong cảnh tù tội của Bác cũng đủ khiến người đọc thán phục.

Ngắm trăng sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Hình ảnh thơ trong sáng cùng ngôn từ lãng mạn, dễ dàng lan tỏa trong lòng người đọc. Ngắm trăng là bức tranh hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.

Dàn ý gợi ý cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Ngắm trăng.

Trình bày khái quát nội dung của tác phẩm Ngắm trăng.

Thân bài

Trình bày nguồn gốc xuất xứ của bài thơ

Ngắm trăng được trích trong tập thơ Nhật ký trong tù, sáng tác vào năm 1942. Tập thơ ghi lại khoảng thời gian Bác Hồ bị giam cầm trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch.

Trong Ngắm trăng, nhà thơ bộc lộ tâm hồn thi nhân cao đẹp của mình. Đồng thời, thể hiện tâm trạng của một chí sĩ yêu nước nhưng cũng là một nhà thơ xuất sắc.

Giá trị nội dung của Ngắm trăng

Nội dung của bài thơ nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu trăng và tâm hồn của người thi sĩ.

Hoàn cảnh ngắm trăng chưa từng thấy ở đâu. “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa” (Trong từ không rượu cũng không hoa).

Hoàn cảnh trước giờ chưa từng thấy khi thi sĩ sáng tác. Bác Hồ không chỉ sáng tác thơ không có hoa, rượu. Mà còn chìm ngập trong bóng tối và xiềng xích.

Thi sĩ cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên qua song sắt nhà tù. Ánh trăng là biểu hiện đẹp đẽ của thiên nhiên. Nhà tù chỉ có thể giam cầm thể xác, còn tâm hồn nhà thơ vốn đã hòa làm một với thiên nhiên.

Hai câu thơ ba và bốn có hàm nghĩa đối nhau. Thi sĩ phân thành ba vế người ngắm trăng, trăng và song sắt nhà tù. Giữa hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt, người ta lại thấy rõ hơn sự hòa quyện giữa trăng và người. Trăng và người không bị ngăn cách bởi vật cản hay khoảng cách. Mà nó đã trở thành người bạn đồng hành, tri kỷ của nhau.

Đọc Ngắm trăng, người ta còn thấy rõ nghị lực của người chiến sĩ cách mạng.

Dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tấm lòng yêu nước, phong thái ung dung vẫn hiện hữu. Người hoàn toàn không bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài. Ngược lại vẫn hòa mình vào thiên nhiên một tự nhiên nhất.

Trong ngục tù chỉ là thân xác của người chí sĩ. Tâm hồn ấy, khát vọng tự do ấy vẫn tồn tại trong Bác. Ánh trăng đó là cả niềm hy vọng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Và niềm tin giành được độc lập tự do dân tộc.

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật của Ngắm trăng

Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật gần gũi với nhân dân. Câu thơ ngắn gọn, súc tích, bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Nghệ thuật đối được sử dụng cẩn trọng, tinh tế thể hiện sự tài tình của nhà thơ.

Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ Ngắm trăng. Liên hệ đến một vài giá trị văn học khác.

Bài viết cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh hoàn chỉnh

Nếu ai đã đọc qua thơ của Hồ Chí Minh chắc đã không ít lần cảm thán về nó. Bởi lẽ, thơ của người vừa bộc lộ nét cương của người chí sĩ. Nhưng cũng không thiếu phần lãng mạn của người thi sĩ. Tất cả hòa vào làm một và cùng kiến tạo nên những tác phẩm tuyệt vời. Đọc Ngắm trăng, người ta lại thấy tâm hồn lãng mạn, hòa mình cùng thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Qua đó cũng thể hiện cốt cách thanh của người chí sĩ. Hãy cùng đọc và cảm nhận giá trị của bài thơ.

Ngắm trăng nói riêng và tập thơ Nhật ký trong tù nói chung là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của văn học Việt Nam. Tập thơ có đến 133 bài, là câu chuyện của người tù bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Mỗi bài thơ thể hiện ở nhiều góc cạnh cuộc sống, lấy tâm điểm là thiên nhiên. Đó là chân dung Bác Hồ với phong thái ung dung, thoải mái dù ở trong hoàn cảnh nào. Nhật ký trong tù đã làm nên tên tuổi của Hồ Chí Minh và được lưu truyền mãi cho đến bây giờ.

Ngay từ câu mở đầu, Bác đã khiến độc giả hình dung ra hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”

(Trong tù không rượu cũng không hoa)

Nếu như đọc câu thơ bình thường, chúng ta sẽ chẳng thấy có gì đáng nói. Tuy nhiên, đối với thi sĩ thì đây lại là cả một vấn đề. Gặp trăng, ngắm trăng có thể xem là thú vui tao nhã của nhà thơ xưa. Họ cùng nhau nhâm nhi chén trà, ngắm hoa và thưởng trăng. Người ta nhìn trăng như thấy lòng mình thanh tao, thư thái. Như Truyện Kiều của Nguyễn Du từng nói “Khi chén rượu, khi cuộc cờ. Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”. Nhưng khi đọc đến thơ Bác, người ta lại thấy điều gì đó thật đặc biệt. Người đang ngồi trong ngục, soi trăng qua song sắt. Thật hiếm thấy một tù nhân nào có đủ dũng khí để ngắm trăng. Bởi thực tế, họ còn quá nhiều nỗi đau đày đọa họ. Đó là xiềng xích, là những trận đòn roi đau buốt thân mình và cả những trận ghẻ lở… Nhưng, dường như với Bác, tất thảy đều nhẹ bẫng như không. Bác vẫn ngồi đó và tận hưởng ánh trăng của riêng mình Bác. Một cuộc thưởng trăng trông thật nhạt nhẽo và đơn độc. Chỉ có ánh trăng và người làm bạn với nhau. Ngoài ra, không có rượu, không có hoa để tăng thêm hứng khởi. Đến cả sự tự do, người yêu trăng cũng không có.

Một sự ngập ngừng nhẹ hiện rõ trong tâm hồn người thi sĩ.

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

(Trước vầng trăng hiền hòa, biết làm thế nào?”

Trăng đẹp thật đấy, “hiền hòa” thật đấy. Nhưng người yêu trăng sao lại có vẻ lưỡng lự đến vậy? Phải chăng là có nỗi niềm khó nói? Người thi sĩ mang tâm hồn nhạy cảm không biết làm thế nào, trở nên xốn xang, bối rối. “Nại nhược hà” là câu tự vấn sâu sắc, thể hiện nỗi trăn trở của nhà thơ- người tù chính trị. Đến với phần dịch thơ, “nại nhược hà” lại được dịch thành “khó hững hờ”. Câu dịch có thể chưa thể hiện hết ý tứ của thi sĩ. Một bên là câu khẳng định chắc nịch về việc không thể bỏ qua đêm trăng đẹp. Bên kia lại thể hiện nỗi băn khoăn. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa thì nó đều diễn tả sự cảm thán đối với cảnh đẹp. Câu thơ cũng thể hiện quan điểm vượt khó để vươn tới ánh sáng chói lòa.

Hai câu thơ ngắn gọn, súc tích, nêu bật những thiếu thốn nơi chốn ngục tù. Nhưng hoàn cảnh đó lại là tiền đề cho nhà thơ ngắm trăng đó. Một tâm hồn rộng mở, tấm lòng nồng nhiệt thiết tha, hướng trọn về thiên nhiên, cây cỏ.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Hai câu cuối bài là sự hòa quyện giữa tâm hồn người thi sĩ và ánh trăng. Hai tâm hồn giao cảm đang đối diện nhau, cách nhau bởi song sắt nhỏ. Câu thơ có chút ngang tàng, thể hiện chất thép trong tâm hồn. Dù thế nào đi chăng nữa cũng bất chấp tất cả để ngắm trăng. Hình ảnh nhân hóa “trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” được Bác Hồ sử dụng. Ánh trăng được thổi vào đó hồn cội của con người, cũng có thể nhìn ngắm nhà thơ. Đây là chi tiết thú vị, là cách thể hiện đầy thi sĩ của Bác. Ngắm trăng trong tâm thế ung dung, tự tại lại bình thản đến lạ. Ngắm trăng không đơn thuần chỉ là cách nhìn ngắm thông thường như nhiều người vẫn nghĩ. Mà đó như cách nhà thoát khỏi địa ngục trần gian vươn ra thế giới. Người chí sĩ yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp bằng cách thật đặc biệt. Thân mình ở trong lao nhưng hồn ở ngoài lao tự bao giờ. Hai câu thơ đối từ, đối nhịp và đổi kết câu nhưng lại thể hiện sự khắng khít của cả câu.

Đằng sau cái đói, cái rét, cái đau đớn đến cùng cực của người tù cách mạng, ta vẫn thấy một hồn thơ lãng mạn. Đó chẳng phải là vì tinh thần vượt khó của thi sĩ sao? Người ta chẳng nề hà chi khó khăn, vất vả, chỉ cần được ngắm thiên nhiên đã thấy đủ rồi. Một tâm hồn đẹp không thể bị cầm tù bởi những yếu tố vật chất tầm thường.

Ngắm trăng được thể hiện dưới thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Câu thơ ngắn gọn, súc tích, vừa cổ điển nhưng đậm chất lãng mạn. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khó khăn góp phần lột tả hết vẻ đẹp của Bác. Đồng thời, cùng khẳng định tình yêu thiên nhiên, đất nước vô ngần, phong thái ung dung, tự tại của Hồ Chủ tịch.

Trăng là chủ đề thường thấy trong những bài thơ của Bác. Đó chính là lý do mà Hoài Thanh từng nói “Thơ Bác đầy trăng”. Ngắm trăng mang đến cho ta cách nhìn trăng mới độc đáo và mới mẻ. Không chỉ vậy, nó còn trở thành tác phẩm mang tên tuổi của Bác gần hơn với độc giả. Đọc thơ Bác phải cảm nhận bằng cái tâm chân thật nhất mới hiểu hết giá trị của nó.

Như vậy, chúng tôi đã mang đến cho các em góc nhìn mới cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng. Hy vọng, nó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em trong thời gian tới. Chúc các em luôn học tập tốt và đạt được điểm cao trong mỗi kỳ thi.

Xem thêm: Dàn ý thuyết minh về mũ bảo hiểm hay nhất hiện nay

Văn Học Lớp 8 -