Cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí hay và chi tiết nhất

Cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí nói đến cuộc chiến tàn khốc, không phút nghỉ ngơi khi mà các chiến sĩ đang chờ đợi giặc đến để chiến đấu.

Đồng chí của Chính Hữu là một tác phẩm hay và ý nghĩa. Mỗi một câu thơ trong đó đều chan chứa tình cảm gắn bó keo sơn, tình đồng chí. Trong đó, đoạn cuối bài thơ là một phần nội dung đắt giá cần được khai thác. Dưới đây là bài viết cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí.

Cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí đã nói lên cảm nhận của người chiến sĩ

Cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí đã nói lên cảm nhận của người chiến sĩ

Contents

Khái quát về tác giả tác phẩm

Tác giả

Chính Hữu là người con sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh. Miền đất hiếu học này đã nuôi dưỡng ông trở thành người chăm chỉ và nhạy cảm với thời cuộc. Ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình từ rất sớm, khi mới chỉ 20 tuổi. Là người trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc nên chủ đề ông thường viết là chiến tranh và người lính.

Dòng thơ văn của ông mang đậm dấu ấn cá nhân. Dường như trong mỗi câu từ, người ta đều cảm nhận sự dồn nén của cảm xúc. Vừa thiết tha, trầm bổng vừa hàm sức. Hình ảnh, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng cao giúp cho nội dung bài viết thêm phần sinh động. Hai tập thơ chính của ông được biết đến nhiều nhất là Đầu súng trăng treo ra mắt năm 1966 và tập thơ Chính Hữu xuất bản năm 1997.

Tác phẩm

Đồng chí nằm trong tập thơ Đầu súng trăng treo xuất bản năm 1966. Bài thơ được viết trong những tháng đầu năm 1948, khi mà cuộc chiến đấu ở chiến trường Việt Bắc đang diễn ra quyết liệt. Quân ta hợp lực đánh đuổi cuộc tổng tiến công quy mô lớn của Pháp.

Bài thơ được chia làm ba đoạn. 7 câu thơ đầu giải thích cho người đọc hiểu tại sao lại có nhan đề Đồng chí, cơ sở hình thành tình cảm keo sơn, bền chặt. 10 câu tiếp tác giả tập trung kể lại biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. 3 câu cuối đoạn lại là hình ảnh biểu tượng về tình đồng chí.

Nhan đề “Đồng chí” mang ý nghĩa biểu trưng lớn lao. Đồng chí là từ dùng để gọi theo cách thân mật, tình cảm giữa những người cùng chí hướng. Đây còn là cách xưng hô thông thường của những người trong cùng một tập thể. Đồng chí còn thể hiện mối quan hệ keo sơn, tình cảm của những con người cách mạng với nhau.

Đồng chí sử dụng thể thơ tự do phóng khoáng, vần chân, nhịp thơ khôn cố định khiến cho mạch cảm xúc dạt dào. Phương pháp kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm được sử dụng. Đặc biệt, biểu cảm được sử dụng chủ yếu vì bài thơ tập trung thể hiện  cảm nghĩ của con người.

Giá trị nội dung và nghệ thuật

Giá trị nội dung

Đồng chí của Chính Hữu kể về tình đồng đội sắc son, thắm thiết. Họ tưởng chừng như không thể rời bỏ nhau được. Nền tảng xây dựng tình cảm ấy chính là hoàn cảnh và lý tưởng chiến đấu tương đồng. Tình đồng chí tạo thành tình cảm lớn, là sức mạnh giúp ta đánh bại mọi kẻ thù. Hình ảnh người lính hiện lên sống động, chân thực mà giản dị qua miêu tả tài tình của tác giả.

Giá trị nghệ thuật

Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ biến đổi linh hoạt theo cảm xúc của đối tượng. Ngôn ngữ gần gũi, giản dị tạo sự thân quen đối với người đọc. Các chi tiết, hình ảnh được miêu tả rõ nét, chân thực của anh bộ đội cụ Hồ hiện lên với những phẩm chất dáng quý.

Cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã vẽ nên bức chân dung hoàn hảo của người bộ đội cụ Hồ. Kết thúc bài thơ, tác giả lại mở ra một không gian đầy mới mẻ:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Câu thơ nhẹ nhàng nhưng xoáy sâu vào tâm tưởng của nhiều người. Chiến sỹ cụ Hồ không chỉ phải đối diện với sự chống trả quyết liệt của kẻ thù. Mà còn phải đối mặt với đời sống thiếu thốn sinh hoạt trăm bề. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết vẫn chưa một lần làm bạn nhụt chí. Cái lạnh trong “rừng hoang sương muối” khiến người ta tê tái tim can. Thề mà những con người đó vẫn mặc nhiên chịu đựng tất cả. Tình cảm sẻ chia, ấm áp, nồng cháy của những người đồng đội có lẽ đã xua đi nỗi khó khăn đó. Tinh thần chiến đấu vẫn luôn được đề cao “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.

Kết bài, tác giả sử dụng một hình ảnh hết sức biểu trưng “đầu súng trăng treo”. Trăng và đầu là hai chủ thể khác nhau. Trăng là của tạo hóa ban tặng, là biểu tượng của niềm tin chiến thắng. Đầu súng là vật bất ly thân của người chiến sỹ. Ánh trăng và con người như hòa vào làm một. Đây cũng có thể xem là câu nói rất hay của tác giả, phản ánh thái độ dàm làm, dám hi sinh.

Trên đây là phần bài cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn. Chúc bạn thành công hơn trên con đường học vấn.

Văn Học Lớp 9 -