Bố cục và tóm tắt Chiếc lá cuối cùng hay và ngắn gọn
Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn hay nhất, tìm hiểu bố cục, cách đọc bài và cách soạn bài Chiếc lá cuối cùng với đầy đủ ý nghĩa của bài văn.
Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm truyện ngắn của O Hen-ri, một nhà văn người Mỹ. Đây là một câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc. Để các em tiếp thu bài tốt hơn, dưới đây là bố cục và tóm tắt Chiếc lá cuối cùng.
Contents
Bố cục Chiếc lá cuối cùng
Bố cục văn bản Chiếc lá cuối cùng gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu cho đến “ mái hiên thấp kiểu Hà Lan mưa rơi lộp độp xuống mặt đất”. Đoạn này nói lên tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-xi vì cô đang mang bệnh nặng.
- Phần 2: Tiếp theo cho đến “bồi dưỡng và chăm nom, có thế thôi ”. Sự hồi sinh của Giôn-xi, cô đã chiến thắng cơn bạo bệnh và chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó.
- Phần 3: Đoạn còn lại. Sự thật về chiếc lá cuối cùng và sự hy sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi.
Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng
Giôn-xi và Xiu là một cặp họa sĩ nghèo sống cùng nhau. Vào mùa đông, Giôn-xi mắc phải căn bệnh sưng phổi nặng nguy hiểm. Cô ấy đã vô cùng tuyệt vọng bởi vì cô không còn tiền để chi trả cho viện phí. Ngày qua ngày cô ngồi đếm những chiếc lá thường xuân bên ngoài cửa sổ. Cô cho rằng, khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cũng là lúc cô qua đời. Xiu vô cùng lo lắng khi Giôn-xi vẫn cứ bi quan như vậy.
Khi biết được câu chuyện của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã khóc. Trong một đêm mưa bão, cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá suốt đêm. Sau đêm đó, chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn ở trên cây. Giôn-xi thấy chiếc lá có sức sống mãnh liệt khiến cô thay đổi suy nghĩ, cô cũng khát vọng được sống. Cuối cùng bác sĩ cũng bảo với Xiu rằng Giôn-xi đã khỏi bệnh.
Giôn-xi đã hết bệnh nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi. Xiu đã thông báo cho Giôn-xi về cái chết của của cụ. Và nói về sự thật về chiếc lá cuối cùng còn ở trên cây chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.
- Xem thêm: Ý nghĩa của Chiếc lá cuối cùng
Hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùng
Về tác giả
O Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, là một nhà văn Mỹ chuyên viết các thể loại truyện ngắn. Những tác phẩm của ông luôn để lại giá trị nhân văn sâu sắc trong lòng người đọc. Một số tác phẩm điển hình của ông có thể kể đến như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,…
Về tác phẩm
Vị trí của đoạn trích trong SGK văn học lớp 8
Đoạn trích các em được học thuộc phần 1 của truyện ngắn có cùng tên. Đoạn này nhân vật chính chỉ xuất hiện thoáng qua, để lại người bạn của Giôn-xi là Xiu đang thắt lòng lo cho số phận của Giôn-xi. Cuối cùng chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân đã không rơi, người họa sĩ già là cụ Bơ-men đã qua đời.
Cái chết của cụ đã thắp lên niềm tin và tình yêu cuộc sống, sự vĩnh cửu của cái đẹp.
Hành động cao cả của cụ Bơ-men
Những chi tiết nói lên hành động cao cả của cụ Bơ-men để dành tình yêu thương cho Giôn-xi:
- Khi cụ Bơ-men được Xiu kể lại tình trạng của Giôn-xi “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.”
- Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng suốt đêm mưa bão, lạnh giá. Cụ đã hy sinh cả bản thân mình để lấy lại niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi. Đó là cả tình thương yêu con người của cụ, là bức tranh mang lại sự sống cho người đang bệnh.
Xiu không hề biết việc làm của cụ Bơ-men
Những chi tiết khẳng định Xiu không biết về việc làm của cụ Bơ-men:
- Hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho họa sĩ trẻ – cô Xiu vẽ ông.
- Khi Giôn-xi kéo mành lên để xem cây thường xuân thì Xiu chán nản buồn rầu làm theo.
- Chỉ khi bác sĩ thông báo, Xiu mới biết tình trạng của cụ Bơ-men.
Đây là điểm mấu chốt gây nên yếu tố bất ngờ của tác phẩm, tăng độ hấp dẫn của bài văn.
Tâm trạng của Giôn-xi
Giôn-xi là một người đang mang bệnh, cô mang sự tuyệt vọng, không còn hy vọng vào cuộc sống. Cô đã đặt cược cuộc sống của mình vào những chiếc lá trên cây thường xuân. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô sẽ buông xuôi.
Giôn-xi có thêm niềm tin, hy vọng và vượt qua cơn bạo bệnh. Bởi vì chiếc lá thường xuân vẫn còn trên cây sau đêm mưa bão. Chiếc lá vẫn còn tồn tại sau đêm mưa bão khắc nghiệt.
Cuối câu chuyện, nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu. Cô thông báo cho Giôn-xi về chuyện của cụ Bơ-men. Để người đọc tự hình dung, tự suy đoán về cảm giác và suy nghĩ của Giôn-xi.
Tình huống đảo ngược bất ngờ
- Giôn-xi là người đang bị ốm và tuyệt vọng. Thế nhưng cô đã qua khỏi.
- Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh nhưng lại qua đời chỉ sau 2 hôm bị ốm.
Đây là nghệ thuật đảo ngược tình huống để gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.
Cách đọc bài văn Chiếc lá cuối cùng
Khi đọc văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri cần chú ý đến các giọng điệu và tâm trạng:
- Lời dẫn chuyện: Ở phần đầu đọc chậm rãi, lo lắng. Ở phần cuối cần đọc với giọng điệu nhẹ nhàng, tâm trạng xót xa.
- Lời của nhân vật Xiu: Cần đọc với giọng lo lắng sợ rằng chiếc lá sẽ rơi xuống, thất vọng khi thấy bạn mình – Giôn-xi ngày càng yếu hơn, mừng rỡ khi bạn khỏi bệnh và cuối cùng là xót xa cho cái chết của cụ Bơ-men.
- Lời nhân vật Giôn-xi: Đầu câu chuyện là tâm trạng chán nản, buông xuôi đến tâm trạng vui vẻ yêu đời.
Trên đây là hướng dẫn soạn bài cùng với bố cục, tóm tắt Chiếc lá cuối cùng của tác giả O hen-ri. Hy vọng sẽ giúp các em đọc hiểu và nắm bắt được nội dung, mạch văn bản. Chúc các em học tốt!
- Xem thêm: Dàn ý Tôi thấy mình đã khôn lớn chi tiết (Mẫu hay)
Dàn ý Tôi thấy mình đã khôn lớn chi tiết (Mẫu hay)
Dàn ý và bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Dàn ý và bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An hay nhất
Dàn ý và bài văn thuyết minh về con chó chọn lọc hay nhất
Thuyết minh về Tết Trung thu ngắn gọn (Dàn ý + Mẫu hay)
Thuyết minh về lễ hội đua thuyền (Dàn ý + Mẫu hay)
Tóm tắt Tức nước vỡ bờ và ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ