Thuyết minh về Tết Trung thu ngắn gọn (Dàn ý + Mẫu hay)

Thuyết minh về Tết Trung thu của Việt Nam là một đề tài ôn tập, quen thuộc trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9 thuộc cấp THCS.

Thuyết minh về Tết Trung thu cũng thường là chủ đề thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra. Nhằm giúp các em có cơ sở để hoàn thành bài tập tốt nhất, chúng tôi xin giới thiệu dàn ý và bài viết hoàn chỉnh của chủ đề này.

Dàn ý và bài văn thuyết minh về Tết Trung thu hay và chất lượng nhất

Dàn ý và bài văn thuyết minh về Tết Trung thu hay và chất lượng nhất

Content

Dàn ý thuyết minh về Tết Trung thu

Mở bài

Giới thiệu khái quát về Tết Trung thu của Việt Nam

Thân bài

Nói về nguồn gốc của Tết Trung thu. Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và dần du nhập vào Việt Nam từ sớm.

Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hàng năm. Trong dịp này, chúng ta sẽ được thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo và cả trứng muối nữa. Tất cả đều mang ý nghĩa cầu chúc mọi sự suôn sẻ, viên mãn. Mâm ngũ quả được bày nhiều loại trái cây khác nhau, trông rất bắt mắt.

Trẻ em sẽ được đi rước đèn, được tặng đồ chơi. Đây còn được gọi là tết Thiếu nhi nữa đấy.

Có một số hoạt động được tổ chức trong dịp này. Ví dụ như rước đèn, múa lân, bày cỗ.

Trung thu mang nhiều hàm ý tốt đẹp. Cầu mong một mùa màng bội thu. Đây còn là dịp để mọi người thân quây quần bên nhau, cùng kể nhau nghe những câu chuyện….

Kết bài

Cần khẳng định tầm quan trọng của Tết Trung thu đối với mỗi đứa trẻ. Nêu cảm nhận của bản thân.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu ngắn gọn

Lại thêm một mùa trăng tròn sắp qua, lại sắp đến ngày Tết Trung thu rồi. Lòng tôi lại rộn ràng, háo hức với những niềm vui khó tả. Đây đó có tiếng reo vang của lũ trẻ, nhà nọ rủ nhà kia cùng nhau sắm sửa trái cây, đèn lồng. Một cái Tết Trung thu trọn vẹn ý nghĩa sắp đến.

Tết Trung thu còn được gọi là tết trông trăng. Đây là một lễ hội thường xuyên được tổ chức ở Việt Nam. Tương truyền rằng, phong tục này xuất phát từ nước Trung Hoa, vào thời vua đường Minh Hoàng. Nhà vua được đạo sĩ đưa lên tận cung trăng vào đúng ngày rằm tháng tám. Từ đó về sau, nhà vua sẽ ra lệnh tổ chức ăn mừng vào ngày này. Một truyền thuyết khác lại nhắc người ta nhớ về câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ. Dù chúng ta không biết chính xác nguồn gốc của ngày lễ này, nhưng nó được xem như một thông lệ thường xuyên diễn ra mỗi năm.

Vào mỗi dịp Tết Trung thu, người ta sẽ chuẩn bị rất nhiều đồ ăn. Bánh nướng, bánh dẻo thơm ngọt cùng quả trứng muối to tròn là đặc trưng. Mâm ngũ quả với nhiều loại trái cây khác nhau, có đủ quả chín và quả xanh đại diện cho âm và dương. Trẻ em rất mong chờ ngày lễ này bởi các bé được rước đèn ông sao, hát vang đường phố.

Có ba hoạt động chủ yếu mà Tết Trung thu miền nào cũng có. Đó là rước đèn, múa lân và phá cỗ.

Những chiếc đèn ông sao với nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau được tạo ra bởi người nghệ nhân. Ánh sáng nhiều màu sắc hòa cùng tiếng hát âm vang khắp xóm làng. Không khí thật nhộn nhịp, náo nhiệt biết bao.

Các đội múa lân được thành lập và nhảy theo tiếng trống. Một số nhân vật được tạo hình như Tôn Ngộ Không, Bát Giới được trông thật đáng yêu.

Mỗi nhà hoặc mỗi khu vực sẽ có một mâm cỗ riêng. Ở đây chứa rất nhiều hoa quả, bánh kẹo. Đợi đến lúc trăng lên quá đỉnh đầu, trẻ em sẽ quay quanh mâm cỗ và phá cỗ. Niềm vui của con trẻ chỉ có thế.

Trung thu là dịp để trẻ con hòa cùng không khí vui chơi thoải mái. Đây cũng là dịp đẻ người dân cầu mong một mùa màng bội thu. Cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống nhân dân yên ấm, bình an. Tết Trung thu còn là tết đoàn viên, các thành viên cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình.

Cuộc sống đôi khi cuốn ta theo guồng quay công việc. Phong tục và lễ nghi Tết Trung thu cũng đã thay đổi ít nhiều. Nhưng có lẽ, giá trị mà nó mang lại chưa bao giờ khác đi. Nó vẫn đóng vai trò quan trọng mà ai đi đâu cũng luôn nhớ về.

Trên đây là bài thuyết minh về Tết Trung thu của Việt Nam. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho quá trình học tập và làm kiểm tra sau này của các em. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

Văn Học Lớp 8 -