Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay và chi tiết nhất
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được soạn thảo bởi những thầy cô giáo dạy giỏi, những mẫu tóm tắt cực hay và ngắn gọn mang đầy đủ ý nghĩa.
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là một vở kịch nổi tiếng của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Là một văn bản thuộc chương trình ngữ văn 11 dành cho học sinh trung học phổ thông. Bài tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài dưới đây sẽ giúp học sinh nắm được nét chính về nội dung của văn bản để học bài tốt hơn.
Contents
Khái quát tác giả và tác phẩm
Tác giả
Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912, mất năm 1960. Ông là một nhà chuyên viết tiểu thuyết và kịch nổi tiếng. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là vở kịch “Vũ Như Tô”, “Bắc Sơn”, “Sống mãi với Thủ đô”,…
Trong đó vở kịch “Vũ Như Tô” là một vở bi kịch. Đây là vở kịch viết về sự kiện Thăng Long, triều đại nhà Lê tại khoảng thời gian của vua Lê Tương Dực.
Tác phẩm
Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong sách SGK văn học 11 thuộc hồi V của vở kịch “Vũ Như Tô”. Vũ Như Tô xây cửu trùng đài vốn dĩ là một công trình nghệ thuật, để lại tiếng thơm cho đời. Tuy nhiên một công trình to lớn, nguy nga tráng lệ phải hy sinh rất lớn. Đặc biệt là phải dùng công sức và xương máu của nhân dân khiến họ phẫn nộ. Họ đứng lên phản kháng và giết chết Vũ Như Tô và cung nữ Đan Thiềm.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Mẫu số 1)
Vở kịch “Vũ Như Tô” được chia thành năm hồi. Được viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long trong khoảng thời gian năm 1516 – 1517. Đây là giai đoạn phong kiến dưới thời nhà Lê của nước ta.
Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, cũng là nhân vật chính của vở kịch. Vua lê Tương Dực thời đó là một vị vua bạo chúa. Hắn chỉ thích ăn chơi hưởng lạc, bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi. Mặc dù Vũ Như Tô bị vua dọa giết. Nhưng ông không chịu bởi tính cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Đan Thiềm là một cung nữ đã hết lòng khuyên ông xây Cửu Trùng Đài. Cũng là một kiệt tác để đời của ông để lại cho muôn đời sau chiêm ngưỡng.
Tuy nhiên, công trình này quá to lớn, quá tráng lệ. Nên phải hy sinh rất nhiều tiền bạc và xương máu của nhân dân. Bởi vì nó mà nhân dân càng rơi vào lầm than và cực khổ. Do đó họ đã nổi dậy giết chiết Vũ Như Tô cũng như phá hủy luôn Cửu Trùng Đài.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Mẫu số 2)
Là một vở kịch đầu tay nổi tiếng của Nguyễn Huy Tưởng. Đây là một đoạn bi kịch lịch sử có năm hồi xảy ra dưới triều vua Lê Tương Dực. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi năm – Một cung cấm của vở kịch “Vũ Như Tô”
Nhân vật chính trong đoạn trích là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc sư tài ba thời đó. Ông bị vua Lê bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi hưởng lạc. Nhưng với tính tình cương trực, một nghệ sĩ chân chính, ông không thực hiện theo mệnh lệnh. Vũ Như Tô rất kiên định mặc dù bị vua dọa giết. Nhưng cuối cùng một cung nữ tên là Đan Thiềm đã thuyết phục được ông.
Từ đó Vũ Như Tô đã dồn hết tâm trí của mình để xây dựng một đài sao vô cùng hùng vĩ. Cửu Trùng Đài xa hoa tráng lệ bao nhiêu thì hy sinh tiền của và xương máu của nhân dân bấy nhiêu. Dân chúng ngày càng rơi vào lầm than bởi cảnh bị tăng thuế, tróc nã và hành hạ. Việc này khiến oán hận của nhân dân ngày càng lớn. Cuối cùng họ đã nổi dậy chống đối triều đình và giết chết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô. Cửu Trùng Đài theo đó cũng bị phá hủy.
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Mẫu số 3)
Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài giỏi dưới thời phong kiến của vua Lê Tương Dực. Vua Lê lúc bấy giờ là một tên hôn quân, không biết chăm lo cho dân mà chỉ biết ăn chơi hưởng thụ. Hắn nghĩ ra việc xây Cửu Trùng Đài để làm nơi đàn điếm của hắn với các cung nữ. Tuy nhiên, Vũ Như Tô là một kiến trúc sư chân chính, không tham vinh hoa phú quý nên không đáp ứng yêu cầu của vua Lê. Điều này khiến vua Lê vô cùng căm ghét và muốn giết chết Vũ Như Tô.
Tuy nhiên, sau đó ông đã bị một cung nữ tên là Đan Thiềm thuyết phục. Với mong muốn xây dựng một cung đình nguy nga tráng lệ, để lại tiếng thơm cho muôn đời sau.Vũ Như Tô đã dồn hết tâm sức để xây dựng ra một lâu đài hùng vĩ. Nhưng việc xây dựng Cửu Trùng Đài lại khiến nhân dân rơi vào lầm than, đau khổ. Họ bị tăng thuế, bị khổ sai và hành hạ khiến lòng dân ngày càng oán hận. Cuối cùng, họ đã đứng dậy phản kháng dưới sự chỉ đạo của quận công Trịnh Duy Sản . Kết cục không thể buồn hơn đó là Vũ Như Tô bị giết chết, Cửu Trùng Đài bị phá hủy.
Tóm lại, Cửu Trùng Đài là một đoạn trong vở kịch hay và nổi tiếng của Nguyễn Huy Tưởng. Đoạn trích viết lại một đoạn bi kịch của cuộc đời Vũ Như Tô – một kiến trúc sư tài giỏi. Hy vọng bài tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trên đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ và nắm bắt nội dung của bài học tốt hơn.
- Xem thêm: Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn cực hay
Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng được tuyển chọn cực hay
Cảm nhận bài thơ Từ ấy chi tiết mang ý nghĩa sâu xa
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt
Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo phần đầu truyện chi tiết
Tóm tắt Chí Phèo đầy đủ và chi tiết nhất ( CÓ MẪU HAY )
Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia chi tiết và hay nhất
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang