Tóm tắt Tức nước vỡ bờ và ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ
Tóm tắt Tức nước vỡ bờ và ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ được lột tả một cách chi tiết, theo dõi tóm tắt văn bản và ý nghĩa nhan đề sau đây.
Tức nước vỡ bờ là văn bản thuộc tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố trong chương trình Ngữ văn 8. Nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm, chúng tôi xin tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ và nêu ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ. Hy vọng đây sẽ là bài viết tham khảo tốt cho các em học sinh.
Contents
Khái quát tác giả tác phẩm
Tác giả
Ngô Tất Tố là một nhà văn lớn, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm của ông được đánh giá cao về cả nội dung và phong cách nghệ thuật. Đề tài mà ông tập trung khai thác là cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa. Một sự bế tắc không nhìn thấy lối thoát.
Tác phẩm
Tức nước vỡ bờ chỉ là một phần nhỏ trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Qua đoạn trích, người ta nhìn thấy bộ mặt xấu xa, tàn ác của xã hội phong kiến với đủ chiêu trò áp bức, bóc lột. Người nông dân- những người cùng khổ rơi vào bế tắc, chống trả trong vô vọng. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thời bấy giờ được khắc họa rõ nét qua hình tượng chị Dậu. Một người đàn bà giàu yêu thương, với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Tóm tắt Tức nước vỡ bờ
Do không nộp đủ sưu thuế, anh Dậu bị bọn tay sai phong kiến đánh thừa sống thiếu chết trên đình làng. Chị Dậu cảm thấy đau đớn và bất lực. Về đến nhà, chưa húp được miếng cháo, cai lệ và người nhà lí trưởng lại đến đòi bắt trói. Chị Dậu đã phải nhượng bộ, van xin, nài nỉ đủ kiểu. Chỉ mong sao bảo vệ được chồng. Nhưng dường như lời nói của chị không lọt vào lỗ tai của những kẻ cầm thú.
Chính sự ngược đãi của chúng đã khiến sức mạnh tiềm tàng bên trong chị trỗi lên mãnh liệt. Khuôn mặt chị tối sầm lại, cách xưng hô ngang bằng, hành động chống trả quyết liệt. Trực tiếp túm lấy cây gậy của hắn, túm tóc và vật ngã ra thềm. Đây đều là cảm xúc đầy uất hận chất chồng suốt thời gian qua. Là hành động bảo vệ chồng trước áp bức, thể hiện chị là người phụ nữ kiên cường đến nhường nào.
Đoạn trích vẽ nên chân dung chị Dậu vô cùng đẹp đẽ. Tình yêu thương chồng và sự đấu tranh của chị được thể hiện rõ qua đoạn trích.
Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố đã đặt một nhan đề đầy ý nghĩa cho tác phẩm của mình. Ẩn sau nhan đề “Tức nước vỡ bờ” là cả những suy tư, phản ánh đời sống hiện thực của con người lúc bấy giờ.
Tức nước vỡ bờ mang tính hình tượng cao
Tức nước vỡ bờ là một thành ngữ được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Nó là một quy luật tự nhiên của sự vật hiện tượng. Con đập khi đã chứa đủ nước nhưng lại vẫn không thể thoát nước. Ngược lại, còn phải ra sức căng mình để chứa thêm nước. Đến một thời điểm nào đó, con đập kia chắc chắn sẽ bị vỡ.
Con người cũng vậy, khi chịu quá nhiều áp bức, chắc sẽ đến ngày họ vùng dậy đấu tranh. Trước cách mạng tháng 8, người nông dân là đối tượng chịu nhiều cực khổ nhất. Họ phải chịu sưu cao, thuế nặng, thậm chí là những khoản thuế cực kì vô lý. Cuộc sống khổ cực trăm bề, cái nghèo khổ cứ đeo đẳng họ mãi từ ngày này qua ngày khác. Có cố mấy cũng không thoát ra nổi. Họ còn phải đối mặt với những ông lớn, kẻ cậy có quyền thế để làm càn.
Tức nước vỡ bờ thể hiện khái quát nội dung đoạn trích
Chỉ với bốn từ ngắn ngủi nhưng đã lột tả hết tầng ý nghĩa mà tác giả muốn nói. Người nông dân, tiêu biểu là hình tượng chị Dậu đã chịu nhiều áp bức. Họ nhẫn nhục, chịu đựng chỉ mong đổi lại cuộc sống bình yên. Nhưng điều này thật quá khó khăn. Họ phải vùng dậy đấu tranh để giành lấy cuộc sống vốn dĩ là của họ. Hành động đánh cả ông lý trưởng, thay đổi cách xưng hô là biểu hiện của sự đấu tranh này.
Chị Dậu chỉ là một hình tượng nhỏ trong cả bức tranh Tắt đèn mà Ngô Tất Tố khắc họa. Nhưng đó cũng là biểu hiện của một lớp người dân thuở đó. Khi chúng ta bị dồn đến đường cũng sẽ phản ánh hết sức quyết liệt.
Trên đây là nội dung liên quan đến tóm tắt Tức nước vỡ bờ và nêu ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ. Hy vọng với những gợi ý trên, các em có thêm gợi ý để hoàn thiện bài làm tốt hơn. Chúc các em học tập tốt, đạt kết quả cao trong rèn luyện.
- Xem thêm: Cảm nhận về khổ 1 và khổ 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Cảm nhận về khổ 1 và khổ 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Dàn ý và bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp chi tiết
Thuyết minh về món ăn ngày Tết của dân tộc Việt Nam
Thuyết minh về Đồ Sơn “ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÁNG ĐI”
Tóm tắt văn bản Tôi đi học và bố cục văn bản Tôi đi học
Ý nghĩa của Chiếc lá cuối cùng một hình tượng nhân văn
Cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú của Tố Hữu