Thuyết minh về món ăn ngày Tết của dân tộc Việt Nam
Thuyết minh về món ăn ngày Tết là một bài thuyết minh hay, mang ý nghĩa nhớ đến cuội nguồn của dân tộc Việt Nam từ thời cha ông của chúng ta.
Người ta nhớ về Tết là dịp người thân quây quần bên nhau trò chuyện, tâm sự về chuyện một năm đã qua. Đây cũng là dịp chúng ta được thưởng thức nhiều món ăn ngon, chế biến cầu kỳ. Lấy cảm hứng từ những điều nhỏ bé đó, chủ đề thuyết trình về món ăn ngày Tết vẫn luôn được nhắc đến. Dưới đây là một số bài thuyết minh bạn có thể dùng để tham khảo.
Thuyết minh về món ăn ngày Tết ( Món thịt kho tàu )
Ít ai biết rằng, món ăn thường ngày của chúng ta lại là hương vị ngày tết của người dân miền Nam. Dù có nhiều bánh kẹo, thịt cá đến đâu thì món thịt kho tàu cũng không thể thiếu.
Thịt kho tàu hay còn được gọi là thịt kho hột vịt. Món ăn này được lấy ý tưởng từ Trung Quốc và thường được chế biến ở nhiều gia đình miền Nam. Với màu sắc bắt mắt, óng ánh vàng của đường, vị mặn ngọt vừa phải được cân nhắc theo khẩu vị. Món ăn được bảo quản trong nhiều ngày và để càng lâu thì càng thấm vị, càng ngon.
Để có thể thực hiện món thịt kho này, nguyên liệu cần có cũng rất đơn giản. Bạn phải lựa được miếng thịt ba chỉ cực ngon. Đi kèm với đó là phèn chua (có thể thiếu cũng được), trứng gà hoặc vịt tùy sở thích, nước dừa, gia vị. Rửa sạch thịt và cho vào thố nhỏ có pha nước muối. Thịt thái vừa ăn, đổ thịt vào nồi nước sôi trụng chín. Bạn có thể thêm phèn chua hoặc chanh vào nồi nước luộc để thịt giữ được sự săn chắc. Rửa thịt nhiều lần để tẩy sạch phèn chua.
Tiến hành ướp thịt bằng gia vị có sẵn trong khoảng 15 phút. Trứng vịt được luộc chín kỹ trước, bỏ vỏ, để riêng. Thịt đã ướp bắc lên bếp nóng dầu, đảo đều. Cho thêm nước màu, nước mắm và nêm nếm gia vị. Khi nước sôi, cho tiếp nước dừa vào nồi, trộn đều. Cho tiếp phần trứng đã bóc vào nồi. Điều chỉnh nhiệt độ lửa nhỏ và nấu liên tục trong 1 đến 2 tiếng sẽ cho ra thành phẩm như mong muốn.
Một món ăn ngon, đơn giản không bao giờ thiếu trong mâm cơm tết của người dân miền Nam. Giờ đây, người ta có thể tìm mua thịt kho tàu ở bất cứ đâu. Nhưng có lẽ đĩa thịt ngày tết vẫn ngon và ấm áp nhất. Bởi đó là bữa cơm đoàn viên, bữa cơm chào đón một năm mới nhiều thành công, hứng khởi.
Thuyết minh về món ăn ngày Tết ( Món củ kiệu )
Nhắc đến không khí ngày tết, người ta không thể không nhắc đến những hủ củ kiệu muối. Dù bạn là người miền nào thì ngày tết đến đều có thể thưởng thức món ăn này.
Củ kiệu xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn ngày tết của mọi gia đình. Ở mỗi vùng miền, hương vị của củ kiệu sẽ có thay đổi. Tuy nhiên, công đoạn chuẩn bị và ngâm kiệu lại rất quan trọng. Nó quyết định nhiều đến chất lượng sản phẩm.
Để cho ra đời hũ kiệu muối ngon, bạn phải chọn củ có kích thước vừa, đuôi nhỏ và chứa ít nước. Rửa sạch, cắt củ, bỏ đi phần lá. Phần lá này bạn có thể tận dụng để ăn kèm cũng rất ngon. Bên cạnh kiệu, hãy chuẩn bị thêm đu đủ, cà rốt, củ cải để làm tăng màu sắc sản phẩm. Tất cả đều phải đảm bảo là nguồn nguyên liệu sạch, rửa sạch sẽ và để khô. Đưa tất cả các nguyên liệu ra phơi nắng. Việc này giúp củ kiệu được giòn hơn.
Công đoạn pha nước chấm quyết định nhiều đến chất lượng sản phẩm. Hãy chuẩn bị nước mắm, dấm, đường, muối. Nêm nếm khẩu vị vừa ăn. Cho tất cả vào hũ kín và đậy lại. Món ăn có thể được ăn lại khi cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng vẫn hoạt động bình thường.
Hương vị ngày tết khiến ta nhớ về nhiều thứ, nhất là món củ kiệu một món ăn quen thuộc. Với cách làm quen thuộc, nguyên liệu dễ kiếm, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện được. Ăn củ kiệu, nhớ về không khí sum họp đầm ấm bên gia đình ngay thôi.
Thuyết minh về món ăn ngày Tết là chủ điểm thường xuyên xuất hiện trong đề kiểm tra. Nhất là khi ngày lễ tết đang cận kề bên hiên vắng. Hy vọng với tài liệu trên đây, bạn sẽ có thể tham khảo để hoàn thiện tốt bài văn của mình hơn. Chúc bạn đạt kết quả cao trong học tập.
- Xem thêm: Thuyết minh về Đồ Sơn “ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÁNG ĐI”
Thuyết minh về Đồ Sơn “ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÁNG ĐI”
Tóm tắt văn bản Tôi đi học và bố cục văn bản Tôi đi học
Ý nghĩa của Chiếc lá cuối cùng một hình tượng nhân văn
Cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú của Tố Hữu
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Quê hương chi tiết
Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm trong truyện chi tiết