Ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

Khám phá ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú, đặc sắc nghệ thuật, bố cục, tác giả và tác phẩm của bài thơ sẽ có trong bài viết này.

Tố Hữu là một trong những nhà thơ, nhà cách mạng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông ra mắt đều ghi đậm dấu ấn cá nhân và khó quên trong lòng người đọc. Trong đó, chúng ta có thể kể đến bài Khi con tu hú – tác phẩm được viết nên trong những ngày tháng ông bị chính quyền thực dân cầm tù. Nhan đề bài thơ Khi con tu hú ngắn gọn, súc tích nhưng lại bao hàm ý nghĩa lớn.

Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú chi tiết

Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú chi tiết

Content

Giới thiệu tác giả và tác phẩm

Tác giả

Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại Thừa Thiên Huế. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, ông đã xác định mình sẽ đi theo con đường cách mạng. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính tri. Từ Ủy viên bộ Chính trị đến Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng… Ông được biết đến là nhà thơ, nhà chính trị xuất sắc.

Sự nghiệp sáng tác của ông nảy nở khi ông lên 7 tuổi. Tập thơ đầu tiên của ông ra mắt công chúng vào năm 1937-1938. Những vần thơ mộc mạc, dung dị nhưng vẫn hiện rõ khí thế cách mạng sục sôi. Một số tập thơ làm nên tên tuổi của ông như: Từ ấy (1937 – 1946); Việt Bắc (1946 – 1954); Gió lộng; Ra trận; Máu và hoa…

Tác phẩm

Tác phẩm “Khi con tu hú” là một bài thơ được đánh giá cao, trích trong tập thơ “Từ ấy”. Bài thơ được sáng tác vào những ngày ông bị nhốt tại nhà lao Thừa Phủ khi ông chỉ mới vừa tròn 19 tuổi. Nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng được bộc lộ. Khao khát muốn được thoát ra, phục vụ cách mạng ngày càng lớn lao. Sự bức bách, khó chịu, uất ức dồn nén khiến tâm trạng người chiến sỹ càng thêm khó chịu. Không chỉ vậy, nhan đề bài thơ Khi con tu hú cũng để lại không ít suy ngẫm cho người đọc.

Bố cục bài thơ

Bài thơ Khi con tu hú được chia làm hai phần, bộc lộ rõ nét tâm trạng, khát khao được thoát ra của tác giả.

Sáu câu đầu bài thơ là bức tranh mùa hè sôi động qua sự thay đổi của cảnh vật. Không gian cao rộng, trong trẻ, cùng với “lúa chiêm đang chín”, “nắng đào”, “tiếng sáo diều”… Âm thanh nhộn nhịp, nhiều sắc thái giúp không gian thêm màu sắc. Chúng ta càng khao khát được hòa mình vào không gian ấy.

Bốn câu còn lại diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng. Không gian tù túng, ngột ngạt khiến người chiến sĩ trẻ không khỏi uất ức, chán chường. Nhưng sự nhiệt huyết, mong muốn cống hiến cho cách mạng vẫn luôn cuộn trào. Khiến cho chàng trai muốn “đập tan phòng” để hòa vào thế giới ngoài kia.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú

Nhan đề bài thơ Khi con tu hú gây tò mò, thú vị cho người đọc. Nhiều người vẫn không hiểu tại sao Tố Hữu lại sử dụng câu nói ngắn gọn như thế.

Khi con tu hú là trạng ngữ chỉ thời gian. Đâu là dạng câu không hoàn chỉnh, chỉ có chủ ngữ mà chưa có vị ngữ. Câu nói nửa chừng, bỏ ngỏ tạo sự tò mò, kích thích sự khám phá của người đọc. Tu hú là biểu tượng đặc trưng của mùa hè, cũng là dấu hiệu báo khoảnh khắc giao mùa. Đây cũng chính là tâm trạng của người chiến sĩ trong cảnh ngục tù. Ngồi trong gian kín, lắng nghe tiếng tu hú kêu để cảm nhận không gian bên ngoài. Tiếng chim như tiếng lòng của con người đối lập với sự thật phũ phàng mà mình đang phải đối diện. Tiếng chim tu hú cũng như chiếc chìa khóa, gợi mở tâm tư của tác giả.

Tóm tắt nội dung bài thơ Khi con tu hú

Tiếng chim tu hú khơi gợi nhà thơ nhớ đến cảnh sắc mùa hè sôi động, mê say. Vẻ đẹp của mùa hè được tạo nên bởi “lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”. Nghe thôi đã thấy thoang thoảng đâu đó mùi hương mê man, ngọt ngào. Chân thực đến lạ, chỉ muốn hít hà không khí này mãi thôi. Tiếng chim tu hú, ve kêu râm ran đều là những đặc trưng của mùa hè. “Trời xanh cao”, “diều sáo lộn nhào tầng không” gợi mở trong tâm tưởng tác giả không gian thoáng đãng, cao rộng, tự do. Trái ngược hoàn toàn với không gian chật hẹp, tù túng, tối tăm nơi ngục tù.

Tiếng chim tu hú càng làm sục sôi khát khao phả bỏ ngục tù của tác giả. Tâm trạng đau khổ, uất ức vì bị kìm hãm quá lâu dồn nén tâm can tác giả. Một loạt động từ mạnh được nhắc đến dậy, đập tan, ngột, chết uất như nhấn mạnh thêm cảm xúc đó. Sự tiếc nuối khoảng thời gian đã qua được thể hiện bằng nhiều từ cảm thán ôi, thôi, làm sao.

Tâm trạng của tác giả có sự đối lập với nhau ở đoạn đầu và cuối. Nếu như ban đầu bức tranh mùa hè được vẽ nên sinh động, đầu niềm vui và hứng khởi. Thì đến đoạn tiếp theo, người đọc cảm nhận được sự dồn nén, khó chịu của nhà thơ. Tiếng tu hú như tiếng lòng. Người chiến sĩ trẻ với nhiều ước mơ hoài bão còn đang dang dở, muốn cống hiến cho cách mạng. Chỉ một nhan đề bài thơ Khi con tu hú đã gói gém lại nhiều suy tư của tác giả.

Đặc sắc nghệ thuật bài thơ Khi con tu hú

Khi con tu hú không chỉ có nội dung chạm đến cảm xúc của người đọc mà nghệ thuật cũng rất tuyệt. Nhan đề bài thơ Khi con tu hú gợi mở cảm xúc, tạo sự tò mò cho người đọc. Cách ngắt nhịp 6/2, 3/3 khiến nhịp thơ trở nên gấp gáp, tăng sự kịch tính. Thể thơ lục bát truyền thống có nhịp độ vừa phải, nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sáng tạo tạo góc nhìn đa chiều. Tiếng chim tu hú là điểm nhấn tạo nên thành công của bài thơ.

Có thể thấy rằng, nhan đề bài thơ Khi con tu hú đã chạm đến đáy lòng của người đọc. Tố Hữu sử dụng hình tượng thiên nhiên vừa quen, vừa lạ chân thực, sống động. Những gì diễn tả trong bài thơ không chỉ đại diện cho Tố Hữu . Đó gần như là cảm xúc của cả một lớp người trong cách mạng. Người đọc thầm cảm thấy trân trọng những cống hiến của những người chiến sĩ.

Bên trên là những thông tin về ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú, tác giả, tác phẩm, bố cục và đặc sắc nghệ thuật bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu được lột tả chi tiết. Bài viết này sẽ góp phần giúp các em học sinh có thêm kiến thức phục vụ cho việc học tập và ôn tập cho kỳ thi sắp tới.

Văn Học Lớp 8 -