Thuyết minh về lễ hội đua thuyền (Dàn ý + Mẫu hay)

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền là đề tài được ôn tập của các em học sinh lớp 8, 9, 10, theo dõi bài viết để biết cách thuyết minh về lễ hội đua thuyền.

Đua thuyền là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Cứ mỗi năm tết đến xuân về, các địa phương lại rập rình chuẩn bị lễ hội đua thuyền. Chính vì nét quen thuộc ấy mà nhiều thầy cô đã lựa chọn đề tài thuyết minh về lễ hội đua thuyền. Dưới đây là một số gợi ý để các em hoàn thiện bài viết của mình hơn.

Dàn ý và bài văn thuyết minh về lễ hội đua thuyền hay

Dàn ý và bài văn thuyết minh về lễ hội đua thuyền hay

Contents

Dàn ý thuyết minh về lễ hội đua thuyền

Mở bài

Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp văn hóa từ lâu của người Việt Nam. Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị lễ hội. Lễ hội này có gì mà đặc sắc đến thế?

Thân bài

Khái quát đặc điểm của lễ hội đua thuyền. Đua thuyền là lễ hội truyền thống của dân tộc. Được thực hiện bằng những chiếc thuyền rồng. Nó hàm ý cầu mong một năm mới nhiều bình an, sung túc, mưa thuận gió hòa. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu năm, đầu xuân. Một số lễ phổ biến như đua thuyền rồng ở Nghệ An, ở Quảng Bình.

Chuẩn bị lễ hội. Có nhiều công việc cần phải chuẩn bị. Đầu tiên là chuẩn bị thuyền rồng và trang trí. Tập luyện và thực hành các tiết mục văn nghệ.

Lễ hội diễn ra trong không khí náo nhiệt, tưng bừng. Mọi người đều nô nức, hồ hởi, chờ đợi tham gia cuộc đua. Ban tổ chức sẽ phát phiếu và ra lệnh để cuộc đua. Các đội thi đều cố gắng để chèo thuyền thật nhanh, mong muốn giành chiến thắng.

Sau khi kết thúc cuộc đua, đội thi thắng cuộc sẽ được trao quà. Niềm vui hiện rõ trên gương mặt mỗi người.

Lễ hội kết thúc trong niềm vui của mọi người. Ai cũng hi vọng một năm mới bình an và năm sau lễ hội sẽ diễn ra sôi nổi hơn nữa.

Kết bài

Thể hiện tình yêu đối với lễ hội. Nêu lên tinh thần của lễ hội chính là niềm khát vọng cháy bỏng và đời sống tinh thần phong phú của người dân.

Bài văn thuyết minh về lễ hội đua thuyền hoàn chỉnh

Mỗi nơi trên dải đất hình chữ S này đều đặc trưng bởi một lễ hội nào đó. Quê hương em cũng vậy, lễ hội đua thuyền được xem là lễ hội đặc sắc nhất trong năm. Mỗi năm tết đến, xuân về, lòng em lại rạo rực những cảm xúc khó tả. Mong sao năm nay lại có cuộc đua thuyền đầy kịch tính như năm trước.

Lễ hội đua thuyền thường diễn ra vào dịp đầu năm, nhất là vào khoảng rằm tháng giêng. Lễ hội quy tụ nhiều đội thi đến từ các xã, phường khác nhau. Tất cả thành viên tham gia đều là những chàng trai anh tuấn, khỏe mạnh và có sức chèo dẻo dai. Cuộc đua thường có 5-8 đội chơi, mỗi đội sẽ ở trên những chiếc thuyền với màu sắc khác nhau để phân biệt. Cuộc thi không chỉ với mong ước cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mà nó còn thể hiện tinh thần đoàn kết của những thành viên trong đội. Đây cũng là dịp đầu xuân năm mới người người, nhà nhà nô nức trẩy hội.

Trước khi lễ hội bắt đầu, ai nấy đều háo hức và chờ đợi trận đua. Theo thời gian quy định, mọi người sẽ chờ sẵn tại địa điểm thi đấu và bắt đầu trận đua. Người dân ở nhiều nơi tụ họp về xem rất đông. Tiếng hò hét inh ỏi, vui tai từ những đứa trẻ. Có các anh, các bác “xôm” hơn còn đưa ra những dự đoán, rồi cười lớn.

Hiệu lệnh xuất phát vang lên, những tay chèo cố hết sức băng mình trên nước. Ai cũng muốn thuyền mình về đích trước. Tiếng mái chèo đập xuống nước từng nhịp, từng nhịp một nghe thật vui tai. Người dân đứng hai bên bờ hò reo. Đội giành chiến thắng sau cùng sẽ nhận được một phần quà nhỏ và tràng vỗ tay thật lớn.

Hơn ai hết, chính những người tham gia chơi hiểu rằng, giá trị mang lại ở đây là niềm vui, sự hồ hởi. Chứ không đơn thuần là chiến thắng. Do vậy, dù đội nào thắng hay thua thì mọi người cũng đều vui vẻ. Đó mới là cái thú vị của những lễ hội tại Việt Nam.

Lễ hội đua thuyền là nét đẹp văn hóa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là cơ hội để người dân vui chơi, tưởng nhớ công ơn của cha ông. Đồng thời là cơ hội để chúng ta giữ gìn và phát huy một nền văn hóa đẹp.

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền là chủ đề rất hay gặp trong kỳ kiểm tra. Các em học sinh cần lưu tâm nhé. Đừng quên biến tấu để bài làm các em thêm chân thực và sinh động hơn.

Văn Học Lớp 8 -