Quan hệ từ là gì? Ví dụ và phân loại các loại quan hệ từ
Quan hệ từ là gì? Quan hệ từ trong tiếng Việt được coi là từ loại quan trọng nhất. Chúng chiếm một vai trò quan trọng trong câu.
Quan hệ từ là một trong những kiến thức được đề cập đến trong chương trình tiểu học. Cùng với đó là chương trình trung học cơ sở. Bên dưới là tổng hợp các thông tin cần thiết về quan hệ từ. Các bạn đọc hãy tham khảo và tích lũy thêm kiến thức nhé!
Nội Dung Bài Viết
Khái niệm và chức năng của quan hệ từ trong tiếng Việt
Khái niệm quan hệ từ là gì?
Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn văn.
Mối quan hệ này khá đa dạng:
- Chúng biểu thị được mối quan hệ so sánh
- Mối quan hệ sở hữu cũng được biểu thị trong đó
- Mối quan hệ nhân quả hay còn gọi là nguyên nhân-kết quả cũng được biểu thị
Chức năng quan hệ từ
Quan hệ từ có dùng để làm rõ ý nghĩa của câu hoặc của cả một đoạn văn. Chúng có khả năng liên kết các từ hay cụm từ hoặc các câu lại với nhau. Vì vậy chúng còn có tên gọi khác là nối từ hay kết từ.
Cách dùng, phân loại và một số ví dụ về quan hệ từ
Bên dưới là một số cách dùng quan hệ từ chính xác và phân loại chúng. Nêu ra một vài ví dụ để hiểu rõ hơn.
Cách dùng trong câu hoặc đoạn văn
Nhiều trường hợp cần bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Bởi vì nếu không dùng nghĩa của câu sẽ bị thay đổi và hiểu sai về ý nghĩa trong câu. Vì vậy cần phải có quan hệ từ. Tuy nhiên cũng có những tình huống không cần dùng quan hệ từ bởi vì nghĩa của chúng đã rõ ràng. Một số quan hệ từ thường gặp trong câu hay đoạn văn như: và, với, những, như,….
Phân loại các loại quan hệ từ và ví dụ
Quan hệ từ được chia làm hai loại:
- Quan hệ từ đẳng lập có một số từ thường gặp như: rồi, và, với, hoặc,….
- Quan hệ từ chính phụ có một số từ như: rằng, do, nên, vì,….
Ví dụ như:
- “Chiếc ô tô của chị ruột tôi” ở đây chỉ quan hệ sở hữu
- “Vì xe bị hết điện nên tôi không thể đi đến nhà bạn”. Quan hệ từ trong câu biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.
- “Nhìn ông ấy hiền từ như một ông tiên trong chuyện cổ tích”. Quan hệ từ trong ví dụ này biểu thị quan hệ so sánh.
Quan hệ từ nên được dùng và không nên khi nào?
Một vài ví dụ dưới đây sẽ làm rõ vấn đề nên dùng quan hệ từ khi nào và không nên khi nào.
- Chiếc xe máy mà bố vừa mới mua: trong câu này bạn có thể lược bỏ đi quan hệ từ “mà”. Nghĩa của chúng không thay đổi khi lược bỏ quan hệ từ.
- Chiếc áo đó là của dì tôi: trong câu này không từ lược bỏ quan hệ từ “của”. Bởi khi đó ý nghĩa câu bị thay đổi và không được rõ ràng.
Một vài gợi ý các bài tập trong SGK
Bài 1:
Một số quan hệ từ được sử dụng trong văn bản trên là: vào, mà, và, như, của, nhưng, trong, cho, với, trên, như, của.
Bài 2:
Các từ được điền vào chỗ trống theo thứ tự là: với-với-cùng-với-nếu-thì-và
Bài 3:
Các câu đúng là:
- “Nó rất thân với bạn bè”
- “Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam”
- “Bố mẹ rất lo lắng cho con”
- “Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con”
- Tôi tặng anh Nam quyển sách này”
Các câu còn lại trong bài là các câu sai.
Bài 4: Bài này học sinh tự làm
Bài 5:
“Nó khỏe nhưng gầy” sử dụng quan hệ từ nhằm nhấn mạnh việc nó bị gầy nhiều hơn.
“Nó gầy nhưng khỏe” sử dụng quan hệ từ để nhấn mạnh việc nó rất khỏe
Bài viết trên đây được chúng tôi cung cấp chi tiết kiến thức để bạn hiểu được quan hệ từ là gì. Bên cạnh đó là các bài tập vận dụng để bạn nắm rõ hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!
- Xem thêm: Tính từ là gì? Cụm tính từ là gì? Ví dụ và bài tập cụ thể
Tính từ là gì? Cụm tính từ là gì? Ví dụ và bài tập cụ thể
Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ, tác dụng
Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì? Ví dụ và bài tập
Thành ngữ là gì? Tác dụng và đặc điểm của “Thành Ngữ”
Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn
Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt
Truyền thuyết là gì? Phân biệt truyền thuyết với cổ tích