Dàn ý và bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An hay nhất

Dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An và bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An hay và chi tiết nhất, được biên soạn bởi các thầy, cô giáo dạy giỏi.

Đây là một danh lam thắng cảnh đẹp tại tỉnh Quảng Nam được đưa vào chương trình học tập của lớp 8 và lớp 9 về văn thuyết minh. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài viết hoàn chỉnh thuyết minh về phố cổ Hội An hay nhất. Nhằm giới thiệu tới người đọc một di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.

Mẫu dàn ý và bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An chọn lọc cực hay

Mẫu dàn ý và bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An chọn lọc cực hay

Contents

Dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An

Mở bài

Giới thiệu được chủ đề cần thuyết minh: Danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An tại tỉnh Quảng Nam. Việt Nam là một đất nước có khá nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được khách du lịch yêu thích. Đó là Nha Trang, vịnh Hạ Long hay Phong Nha-Kẻ Bàng,…. Phố cổ Hội An là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách nước ngoài đến thăm quan và sinh sống tại nơi đây.

Thân bài 

Nguồn gốc lịch sử: Hội An được hình thành từ khá lâu khoảng 2000 năm trước. Ở thế kỉ 16-17, Hội An trở nên sầm uất và phát triển nhờ cảng buôn bán. Phần lớn là do người Hoa và người Nhật giao thương. Năm 2006, Hội An được xếp vào đô thị loại 3. Năm 2008. thị xã Hội An trở thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Hội An có khá nhiều làng nghề truyền thống như:

Một số những địa điểm tham quan đẹp như:

Bên cạnh đó còn có những ẩm thực nổi tiếng như: Cao Lầu, Mì Quảng, Bánh bao, bánh vạc.

Kết bài

Cảm nhận về danh lam thắng cảnh Hội An: Đó là một địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Em sẽ quay trở lại nơi đây lần lần nữa để thăm Hội An trong thời gian sớm nhất.

Dưới đây là một số bài văn mẫu tiêu biểu thuyết minh về phố cổ Hội An bạn nên tham khảo. 

Bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An (Mẫu số 1)

Phố cổ Hội An trước đây là đô thị cổ nằm gần sông Thu Bồn, nay thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngày 4/12/1999 cả thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Từ thế kỷ 17 Hội An đã trở thành nơi giao thương gặp gỡ trao đổi mua bán. Đó là nơi thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều đất nước phương Tây khác hội tụ. Họ trao đổi mua bán hàng hóa rất sầm uất. Trải qua nhiều năm đô thị cổ Hội An vẫn còn lưu giữ nhiều cảng thị truyền thống. Chúng được bảo tồn nguyên vẹn quang hàng trăm năm.

Du khách khi đến đây sẽ thấy một thế giới hoàn toàn khác. Không hề ồn ào náo nhiệt mà trầm tư và cổ kính. Tại đây có khá nhiều ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Triều Châu,… Ở nơi đây bạn có thể cảm nhận được sự cổ kính xen lẫn chút hiện đại. Nhà tại Hội An là những ngôi nhà phố có một hoặc hai tầng. Chiều ngang hẹp và chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Vật liệu xây nhà có sức chịu lực và độ bền cao thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nơi miền Trung.

Ẩm thực và nét đẹp văn hóa nơi đây cũng là một đặc trưng của phố cổ. Các lễ hội tập tục văn hóa từ thời xưa được lưu giữ đến ngày nay. Du khách khi đến phố cổ Hội An được thưởng thức nhiều món ăn dân quê thơm ngon. Cùng với đó là đi thăm làng nghề truyền thống do chính tay nghệ nhân nhào nặn.

Phố cổ đẹp nhất vào ban đêm, khi những chiếc đèn lồng làm từ nhiều chất liệu. Hình dáng kích thước và màu sắc khác nhau, được chạm trổ đủ kiểu. Chúng được treo ở khắp mọi nơi từ nhà ra đến ngoài ngõ tỏa sáng lung linh huyền ảo. Vào đêm hội hoa đăng có rất nhiều du khách đến đây và tham quan vui chơi. Người dân nơi đây khi đó sẽ tắt hết điện chiếu sáng để ánh đèn từ những chiếc lồng được phát sáng lên. Người người nhà nhà tấp nập dưới phố, những người phụ nữ trong tà áo dài thướt tha. Nhiều cụ già râu tóc bạc phơ đang so tài cờ tướng, nhâm nhi cốc trà,…

Phố cổ Hội An chính là một trong những địa điểm đến nổi tiếng tại miền Trung. Nơi đây không chỉ nổi tiếng về di tích lịch sử mà con người ở đây cũng rất thân thiện và gần gũi. Hãy đến thăm nơi đây một lần để trải nghiệm được những điều thú vị tại nơi đây nhé.

Bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An (Mẫu số 2)

Đúng như tên gọi của nó vừa giản dị vừa cổ kính. Phố cổ Hội An không chỉ thu hút du khách trong nước và quốc tế đặc biệt là du khách châu Á. Chúng nằm ở vị trí gần hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Hội An không quá rộng nhưng nằm tại vị trí thuận lợi. Cách thành phố Đà Nẵng 30km, dọc phía Nam. Trong những năm thế kỉ 17 và 18 Hội An từng là nơi buôn bán sầm uất, nhộn nhịp nơi giao thương giữa nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Chùa Cầu chính là một công trình di tích của Hội An. Nhắc đến Hội An là sẽ biết ngay đến chùa Cầu thân thuộc và là di sản hơn 400 tuổi. Chúng do người Nhật xây dựng khi họ đến đây giao thương và buôn bán. Điểm chú ý trong kiến trúc của cây cầu này chính là bên dưới có gạch nhô lên cao. Phía trên có sàn gỗ, chiếc cầu bắc qua ở phía trên còn có mái nhà che lợp ngói âm dương.

Bên trong miếu thờ vị thần Đại Giáo tên là Huyền Thiên Trấn Vũ, tên gọi khác là Chân Võ Đại Đế. Đây là một vị thần được nhiều người đánh giá là vị thần tối cao trong Đạo Giáo. Miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ vì vậy người qua cầu khi đi qua thấy chiếc miếu nên gọi cầu đó là Chùa Cầu. Cầu ngày xưa có tên gọi là Lai Viễn Kiều hay cầu Nhật Bản.

Phố cổ Hội An có khá nhiều món ăn ngon. Ngồi ven sông Thu Bồn thả hoa đăng , chèo thuyền và ăn bánh đập, Cao Lầu,.. thì không còn gì tuyệt bằng. Cao Lầu là món ăn góp phần làm nên hồn ẩm thực của phố cổ. Chúng sở hữu hương vị nước dùng đậm đà, đậu phộng mang lại vị béo, vị ngọt từ thịt, tôm và rau ăn kèm. Nhiều người cho rằng món ăn này cũng giống như mì quảng. Thế nhưng để làm ra được món Cao Lâu tốn khá nhiều thời gian và chế biến rất công phu.

Một món ăn nữa mà bạn nên kể đến đó chính là cơm gà Phố Hội. Người Hội An chế biến ra món cơm gà rất ngon và đặt tên là cơm gà phố Hội. Món ăn này thường được dùng chung với hành tây, đu đủ chua và ra thơm đi kèm. Cùng với đó là món chén súp trộn gồm tim, gan, cật của gà.

Nhà cổ Tấn Ký có tuổi đời hơn 200 năm và được công nhận là di sản quốc gia năm 1965. Đó là sự kết hợp của 3 nước là Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Kiến trúc của Nhật Bản nằm ở giữa, của trung Hoa kiến trúc chính là mái nhà hiên vòm cong trên lồng đèn. Kiến trúc của Việt Nam là mái ngói âm dương trên tầng thứ 2.

Hầu hết các ngôi nhà tại đây đều được xây dạng hình ống, nhà dài. Đặc điểm chung là không có cửa sổ ở hai bên, chỉ mở sân trời. Điều này tạo nên được sự thông thoáng cho gió và không khí vào trong nhà.

Trên đây là dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu hoàn chỉnh thuyết minh về phố cổ Hội An. Qua đây chúng ta cũng hiểu hơn về một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của nước nhà.

Văn Học Lớp 8 -