Dàn ý và bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam và bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam được lột tả, rõ nét tới từng chi tiết ở trong bài viết này.
Nón lá là hình ảnh quen thuộc gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam qua bao đời. Trong cả sinh hoạt và trong lao động sản xuất. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài viết hoàn chỉnh thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Contents
Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Mở bài
Giới thiệu vài nét về chiếc nón lá Việt Nam
Thân bài
Cách làm (chằm) nón:
- Sườn nón được làm bằng nan tre.
- Những nan tre được uốn thành vòng tròn với đường kính 40-50cm.
- Các vòng tròn sẽ nhỏ dần từ ngoài vào bên trong và vào đến trung tâm của nón.
Cấu tạo
- Nón (chằm) được làm bằng cách đặt lá lên sườn nón
- Sau đó dùng dây cước và kim khâu tại thành hình chóp.
- Lá nón cắt về phơi khô, xén tỉa sao cho phù hợp.
- Cuối cùng là đến công đoạn trang trí cũng khá kì công.
- Một lớp dầu bóng được quét lên để chống nắng, chống mưa cũng như làm đẹp.
Công dụng
Chiếc nón lá vừa có ý nghĩa về vật chất vừa có giá trị tinh thần với con người. Ở nông thôn người ta dùng nón khi nào? Công dụng ra sao? Từ xưa chiếc nón lá đã gắn bó thân thiết với người dân. Chiếc nón lá cũng đi vào thơ ca nhạc họa và cũng có nhiều đóng góp cho ngành du lịch.
Bảo quản
Cách bảo quản nón lá cũng khá đơn giản. Phủ lên chiếc nón 2 mặt 1 lớp nhựa thông pha với dầu hỏa. Chóp nón được khâu thêm một mảnh vải nhỏ để bảo vệ nón khỏi va quẹt trầy xước khi sử dụng.
Địa điểm
Một số địa điểm làm nón nổi tiếng tại Việt Nam như: Huế, Quảng Bình,……
Kết bài
Nêu lên vai trò cũng như cảm nghĩ về chiếc nón lá trong đời sống của con người Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam (Mẫu số 1)
Chiếc nón lá đã gắn bó với người nông dân qua nhiều thời kỳ. Chúng dùng để che mưa che nắng và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra nón lá còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng.
Chiếc nón xuất hiện từ rất lâu rồi ở trên trống đồng Ngọc Lũ. Tại đó chạm khắc hình tượng con người đội nón lá và chèo thuyền, giã gạo, đánh trận,… Từ thế kỉ XIII thời kì nhà Trần, nón lá được sử dụng như hình với bóng. Xuất hiện trong nhiều hoạt động của con người Việt Nam.
Nón lá có nhiều loại, có loại chóp nhọn hoặc hơi tù, hình chóp được sử dụng phổ biến hơn. Nón thúng quai thao thường xuất hiện trong các làn điệu quan họ Bắc Ninh. Nón thúng không có chóp mái bằng, phía bên trong có vành tròn vừa với đầu của người đội. Nón 3 tầng cũng giống hình nón thúng song cũng khá mảnh. Làng Chuông và nón Huế là nơi sản xuất nón nổi tiếng.
Chất liệu làm nón gồm nan che, lá nón và dây cước. Lá cọ là nguyên liệu làm lá nón ngoài ra lá nón còn làm được từ lá cối, hồ, quy điệp. Nên chọn loại lá bánh tẻ và được phơi nắng. Dùng bàn là gang lá phảng, buộc lang, tre rừng cũng được ép phẳng các vành con có đường kính to hơn đầu tăm một chút. Vành cái có đường kính bằng khoảng đầu đũa được người thợ thủ công đặt vào khung nón trải lượt lá nón bên trong. Lớp buộc lang giúp nón trở nên cứng khỏe hơn. Phần chóp nón được khâu khá kĩ để dấu các mối nối giữa các nón lá.
Người thợ sẽ khâu lá nón vào vành con, khâu từ chóp xuống theo đường hình tròn của khung mũi cước phải sẽ đẹp hơn. Tiếp theo là đoạn tết nối bằng dây len được đan chéo vào nhau.
Nón lá đã đi vào thơ ca nhạc họa từ lâu: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che”. Nón lá được sử dụng khá nhiều vì thế mà cần phải bảo quản thật tốt để giữ cho nón được đẹp hơn. Khi mới mua, người thợ nón thường được quét một lớp dầu thông phía bên ngoài. Lớp dầu này giúp cho nón bóng và đẹp hơn. Không chỉ vậy khi trời mưa nước khó có thể thấm vào bên trong. Khi không sử dụng bạn nên treo nón lên cao để tránh cho các vật nặng đè vào gây bẹp hỏng.
Trong cuộc sống hiện đại, nón lá đang bị thay thế bởi những chiếc mũ vải. Thế nhưng không vì vậy mà con người lãng quên đi chiếc nón lá. Chúng vẫn là những người bạn đồng hành cùng chị em phụ nữ để che nắng hay che mưa.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam (Mẫu số 2)
Nhắc đến đất nước Việt Nam không thể không nhắc đến nón lá và tà áo dài. Đó là những hình ảnh đi vầ sâu trong tiềm thức của con người Việt Nam. Chiếc nón lá không chỉ dùng để che nắng che mưa mà còn là biểu tượng tinh thần vô giá của con người.
Chiếc nón lá là vật dụng có vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Đó là hình ảnh gần gũi và chân chất, là biểu tượng của nước nhà với bạn bè quốc tế. Chiếc nón lá đã gắn bó với con người từ rất lâu rồi. Chúng được đan bừng các loại lá cọ hay lá nón,… Nón lá có hình chóp và phía dưới được buộc thêm dây đeo làm bằng vải mềm hoặc bằng lụa hay nhung. Bề mặt nón được tạo thành bởi nhiều nan tre nhỏ và được uốn thành vòng cung. Những nan tre nhỏ được ghim lại bằng những sợi chỉ cố định giúp khung chắc chắn. Phía bên trên phủ bằng lá nón giúp che nắng hay mưa khi sử dụng.
Tạo ra được một chiếc nón lá hoàn chỉnh người thợ cần phải rất kì công. Trong việc chọn lựa nguyên liệu và thực hiện các công đoạn sao cho chiếc nón được tao ra bền và chắc chắn.
Nên chọn những thanh tre mảnh, dẻo và uốn quanh thành vòng tròn. Đường kính của vành nón rộng khoảng 40cm. Những vành nón được làm nhỏ dần lại. Sau đó mang chúng ra phơi khô ngoài trời. Dùng dây cột chặt lá nón rồi trải đều trên khuôn. Người thợ thường đặt lá lên sườn nón và dùng dây cước cùng kìm khâu chằm nón. Sau đó sẽ quét một lớp dầu bóng lên bên trên bề mặt. Điều này giúp cho chiếc nón được bền hơn khi sử dụng.
Nón lá gắn bó với người nông dân trong công việc đồng áng. Đi vào trong thơ ca khá nhiều, chúng gắn liền với những cô gái Việt trong tà áo dài thướt tha. Hình ảnh người con gái đội nón lá mang đậm nét đẹp của dân tộc.
Bên cạnh đó nón lá cũng trở thành một món quà kỉ niệm mà người dân tặng cho khách du lịch khi đến đây. Chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng văn hóa và tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam.
Trên đây là dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam và bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam hay và ngắn gọn. Đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học văn. Chúc các bạn học tập tốt.
- Xem thêm: Dàn ý và bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An hay nhất
Dàn ý và bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An hay nhất
Dàn ý và bài văn thuyết minh về con chó chọn lọc hay nhất
Thuyết minh về Tết Trung thu ngắn gọn (Dàn ý + Mẫu hay)
Thuyết minh về lễ hội đua thuyền (Dàn ý + Mẫu hay)
Tóm tắt Tức nước vỡ bờ và ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ
Cảm nhận về khổ 1 và khổ 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Dàn ý và bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp chi tiết