Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt ở trong bài viết này, sẽ cho các em học thấy rõ tất cả mọi thứ về nhân vật Tràng trong Vợ nhặt.
Đời sống nhân dân sau lũy tre làng cơ cực, khốn khổ, nhất là vào những năm nạn đói hoành hành. Viết về đời sống người nông dân chân thực và sống động nhất có thể kể đến nhà văn Kim Lân. Trong đó, nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt đã tạo được điểm nhấn trong lòng người đọc. Hãy cùng nhau cảm nhận về nhân vật Tràng dưới góc nhìn đa chiều nhé.
Contents
Sơ lược về tác giả, tác phẩm
Đời sống hiện thực là cảm hứng sáng tạo của văn học. Chính bởi vậy, nhà văn xưa và nay đều đưa hiện thực cuộc sống vào tác phẩm của mình. Ngọn cờ đầu trong dòng văn ấy có thể kể đến Kim Lân- nhà văn của làng quê Việt. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu. Trong đó, Vợ nhặt được xem là tác phẩm thành công nhất của ông. Nó phản ánh chân thực đời sống khắc nghiệt của người nông dân trước nạn đói 1945. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng khắc họa chân thực nét đẹp của con người. Tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong gian nan khó nhọc.
Nhan đề bài thơ được đánh giá là độc đáo, mới lạ. Vợ nhặt vừa thể hiện theo đúng nghĩa đen của nó, đồng thời cũng mang một tầng nghĩa khác. Người vợ của Tràng đúng nghĩa được nhặt về. Những người cùng khổ hiểu nhau, cùng nhau vun vầy để xây dựng hạnh phúc gia đình. “Vợ” không đơn thuần là một danh xưng, nó là biểu tượng của một gia đình. Người ta gọi nhau hai tiếng vợ chồng đồng nghĩa với việc cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng gánh vác trọng trách gia đình. “Nhặt” là hành động rẻ rúng, cũng giống như người ta làm rơi một vật gì đó, rồi lượm nhặt lên. Cả cụm từ “Vợ nhặt” cho thấy thân phận con người rẻ rúng, cũng giống như một món đồ không hơn không kém. Cái đói, cái khổ của những năm 1945 đã khiến con người tha hóa, biến chất.
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt
Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện của chàng ngốc tên Tràng nhặt được vợ. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, bố mất sớm, chỉ có hai mẹ con rau cháo nuôi nhau. Sống trong xóm ngụ cư toàn dân nghèo, họ kiếm sống bằng nghề kéo xe thuê. Phải gắng gượng lắm mới sống sót qua nổi mùa đói kém 1945.
Tràng hiện lên trong mắt người đọc với dáng vẻ không mấy đẹp cho lắm. “Dáng người thô kệch, cái cười khềnh khệch”, lưng giống như lưng con gấu, “quai hàm bạnh ra”. Có thể Tràng không xấu đến vậy, nhưng vì cuộc sống mưu sinh đã khiến Tràng như già hơn, từng trải hơn. Cái vẻ ngoài thô kệch, tính tình ngô nghê như kẻ ngốc đã khiến Tràng lớn tuổi nhưng mãi không lấy được vợ. Vả lại, trong cái khuôn viên làng ngụ cư ấy, người ta bận lo cuộc sống, mấy ai quan tâm đến chuyện tình cảm.
Nhân vật Tràng có nhiều tầng suy nghĩ khác nhau. Theo từng diễn biến câu chuyện, trạng thái tâm lý của nhân vật thay đổi. Trong một lần làm việc, Tràng vô tình có cuộc gặp với người vợ tương lai. Trong lần đầu gặp mặt, Tràng khờ chỉ vô tư hò vài câu bông đùa với cô gái phụ đẩy xe. Trong lần thứ hai, Tràng bị cô gái mắng vì không thực hiện đúng lời hứa của mình. Thế nhưng Tràng lại chỉ cười, còn mời cô ăn bánh trong khi bản thân cũng đang thiếu cái ăn. Đây là hành động chân chất, tốt bụng, cái tính cách thật thà của những người nông dân lam lũ.
Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ của Tràng
Tràng ngỏ ý muốn đưa cô gái về ở cùng nhà. Ban đầu, Tràng cũng “chợn nghĩ”, nghĩ về bản thân, nghĩ về việc có thêm một người trong gia đình sẽ ra sao. Nhưng rồi, cũng chậc lưỡi, khao khát tình yêu, hạnh phúc đã khỏa lấp mọi suy nghĩ. Đây có thể xem là hành động cao thượng. Trên hết là tình người đã khiến Tràng đủ tự tin để đưa cô gái về nhà. Tràng còn đưa người vợ mới nhặt của mình đi chợ tỉnh để mua đồ. Đây là hành động thể hiện sự nghiêm túc, chu đáo và có trách nhiệm với hành vi của mình. Chắc hẳn, mấy ai nghĩ người ngờ nghệch như Tràng lại có thể có hành động trưởng thành đến thế.
Cảm xúc khi đi trên đường
Có lẽ, chưa lúc nào đường về nhà lại xa đến thế. Cả hai gần như chỉ im lặng. Có lẽ sự ngại ngùng vẫn chưa thể nào thoát ra được. Vẻ mặt của Tràng thật đáng chú ý. “Vẻ mặt có cái gì đó phớn phở”, “hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười nụ một mình”, “mắt sáng lên lấp lánh”, “cái mặt vênh lên tự đắc với mình”. Sung sướng, vui vẻ của lần đầu tiên lấy vợ thật lạ. Trái tim như được sống dậy, thổn thức cùng người con trai ngốc tội nghiệp.
Khi về đến nhà
Dẫn người vợ mới về nhà, Tràng xông xáo vào dọn dẹp nhà cửa rồi còn tự thú nhận về sự thiếu gọn gàng của gia đình. Nhà thiếu hơn đàn bà, thiếu sự săn sóc chăm lo của người phụ nữ. Những cử chỉ, hành động của Tràng tuy không dứt khoát nhưng đã thể hiện hết tấm lòng mộc mạc của chàng trai.
Trong lúc ngồi chờ mẹ về, lòng Tràng lại nổi lên nỗi “sợ sợ”. Sợ rằng sự nghèo khổ của gia đình không thể níu chân được vợ. Sợ hoàn cảnh mẹ góa con côi của gia đình anh không nuôi lớn được tình yêu mới nhóm của anh.
Tràng chờ đợi cụ Tứ nóng hết cả ruột. Đây là hành động thể hiện sự hiếu kính, biết trên biết dưới của Tràng. Cưới vợ là việc trọng đại, phải xin phép và có sự chấp thuận của bậc trưởng bối. Mẹ về đến nhà, Tràng bắt đầu thưa chuyện một cách lễ phép và tôn trọng. Tràng hồi hộp chờ đợi cho đến khi mẹ đồng ý vun đắp cho tình cảm vợ chồng Tràng.
Tràng vào buổi sáng sớm hôm sau
Bàn tay phụ nữ thay đổi tất cả. Nhà cửa trở nên ấm áp, sạch sẽ và gọn gàng hơn. Tràng cảm nhận nó “êm ái lửng lơ như người trong cõi mơ đi ra”. “Cảm động, thấy yêu thương, gắn bó và thấy mình phải có trách nhiệm với cái gia đình này”. Ai cũng nói Tràng ngốc, ngờ nghệch. Nhưng tại giây phút này, người ta nhìn thấy một người đàn ông trưởng thành và có trách nhiệm. Tràng cũng như bao người đàn ông khác, cũng khao khát một gia đình hạnh phúc, cùng người thương vun vén, dựng xây gia đình. Cuộc sống của Tràng thay đổi tốt lên từ sau khi gặp Thị.
Tràng là tuyến nhân vật điển hình của làng quê Bắc Bộ năm 1945. Cái nét ngây ngô, chân thực, hồn hậu của nhân vật khiến người đọc cảm thấy gần gũi, thân thương đến lạ. Tâm trạng của Tràng thay đổi nhiều trước và sau khi có vợ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, Kim Lân đã thể hiện rõ tình yêu thương, đùm bọc nhau trong khó khăn. Khát khao có được hạnh phúc của con người dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt là nội dung học tập quan trọng của ngữ văn lớp 11. Hy vọng bài viết trên đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các em có đạt được kết quả cao trong học tập.
Xem thêm:
- Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo phần đầu truyện chi tiết
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn súc tích mang đầy đủ ý nghĩa
Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo phần đầu truyện chi tiết
Tóm tắt Chí Phèo đầy đủ và chi tiết nhất ( CÓ MẪU HAY )
Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia chi tiết và hay nhất
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang
Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang hay được chọn lọc
Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh đầy đủ và chi tiết ( CÓ MẪU )
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) dễ dàng và đơn giản