Câu cảm thán là gì? Đặc điểm và ví dụ trong câu cảm thán
Câu cảm thán là gì? Câu cảm thán được sử dụng khi nào? Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, chức năng và ví dụ của câu cảm thán trong bài viết này.
Câu cảm thán trong tiếng Việt có khái niệm như thế nào? Chức năng, đặc điểm và vai trò của chúng trong câu. Cùng chúng tôi tìm hiểu và giải các bài tập liên quan đến chúng nhé
Contents
Khái niệm câu cảm thán là gì?
Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người như vui vẻ hay đau buồn, ngạc nhiên,… Hoặc cũng có thể dùng để bộc lộ cảm xúc của sự vật hay hiện tượng. Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán là thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu cảm thán có đặc điểm gì?
Xét về mặt hình thức câu cảm thán có những đặc điểm sau:
- Có các từ ngữ thường thấy như: ôi, than ôi, trời ơi, hỡi ơi.
- Dấu câu kết thúc trong câu cảm thán là dấu chấm than
Nhờ đó người đọc có thể nhận biết được đâu là câu cảm thán.
Câu cảm thán có chức năng gì nổi bật?
Câu cảm thán thường được sử dụng nhằm bộc lộ được cảm xúc của người viết hay người nói. Chúng được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Trong một số hợp đồng hay đơn hoặc biên bản không được dùng câu cảm thán. Bởi chúng không phù hợp với tính chất mà ở đó cần sự chính xác và khách quan. Câu cảm thán thông thường sẽ đứng ở đầu câu hoặc phía cuối câu.
Một số ví dụ trong câu cảm thán
Một vài ví dụ trong câu như:
- “ Ôi! Cảnh hoàng hôn vào buổi chiều thật đẹp”. Từ “ôi” trong ví dụ này bộc lộ được cảm xúc của con người trước cảnh hoàng hôn lúc chiều tà.
- “Cái túi xách mới ra này trông đẹp quá!”. Từ “quá” được dùng ở đây dùng để khen chiếc túi trông thật đẹp
- “Trời ơi! Sao cậu lại dám làm vậy với cô ấy?”. “Trời ơi” dùng để bộc lộc cảm xúc ngạc nhiên ngỡ ngàng.
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán trong đó
“Cánh đồng lúa quê tôi bao la bát ngát thơm mùi lúa chín. Những bông lúa nghiêng theo chiều gió, lấp lánh dưới nắng vàng. Chao ôi! Mùi lúa thơm lừng quyện với mùi đất và nước tạo nên một cảm giác tuyệt vời. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng người nông dân đi thăm ruộng lúa với khuôn mặt rạng rỡ niềm vui. Cảnh đồng lúa chín thật đẹp biết bao! Tôi yêu quê hương của tôi.”
Trong đoạn văn trên có sử dụng câu cảm thán là:
- Chao ôi!
- Cảnh đồng lúa chín thật đẹp biết bao!
Luyện tập một số bài tập trong SGK
Câu 1:
- Câu cảm thán ở trong câu này là : Than ôi!, Nguy thay!, lo thay!
- Câu “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi” là câu cảm thán
- “Chao ôi, có biết đâu rằng…… của mình thôi” là một câu cảm thán
Câu 2:
Các câu a, b và c đều bộc lộ được tình cảm và cảm xúc tuy nhiên chúng không phải câu cảm thán. Bởi vì kết thúc câu cảm thán không có dấu chấm than và không có từ ngữ cảm thán. Như vậy không có câu cảm thán nào được sử dụng ở đây.
Câu 3:
- Câu dùng để thể hiện tình cảm của người thân trong gia đình dành cho mình: Con thương bố mẹ nhiều lắm!
- Khi thấy cảnh mặt trời mọc: Cảnh mặt trời mọc vào buổi sớm thật đẹp biết bao!
Câu 4:
Câu nghi vấn được sử dụng trong câu nhằm để hỏi. Dấu hiệu để biết được là câu nghi vấn là có dấu chấm hỏi ở phía cuối câu.
Câu cầu khiến được sử dụng nhằm với mục đích là yêu cầu hoặc khuyên nhủ,.. Thông thường trong câu sẽ có thêm ngữ điệu cầu khiến. Phía cuối câu thường có dấu chấm than khi kết thúc.
Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc và tình cảm của người viết hay người nói. Dấu hiệu để biết được là câu cảm thán chính là có từ ngữ cảm thay hay dấu chấm than cuối câu.
Trên đây là tất cả thông tin kiến thức để bạn hiểu về câu cảm thán là gì mà chúng tôi đã cung cấp. Cùng với đó là các bài tập liên quan đến chúng để bổ sung thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
- Xem thêm: Quan hệ từ là gì? Ví dụ và phân loại các loại quan hệ từ
Quan hệ từ là gì? Ví dụ và phân loại các loại quan hệ từ
Tính từ là gì? Cụm tính từ là gì? Ví dụ và bài tập cụ thể
Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ, tác dụng
Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì? Ví dụ và bài tập
Thành ngữ là gì? Tác dụng và đặc điểm của “Thành Ngữ”
Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn
Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt