Truyện cười là gì? Mục đích và nghệ thuật của truyện cười
Truyện cười là gì? Tìm hiểu khái niệm, chủ đề, mục đích, phân loại, nghệ thuật của truyện cười và những ví dụ về truyện cười cụ thể và chi tiết.
Thể loại truyện cười không còn quá xa lạ đối với chúng ta, thế nhưng chúng ta đã định nghĩa được khái niệm truyện cười là gì chưa, truyện cười có bao nhiêu loại? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé.
Nội Dung Bài Viết
Khái niệm truyện cười là gì?
Truyện cười là một trong những thể loại nằm trong khối văn học dân gian của dân tộc. Truyện cười Việt Nam cũng có có những nét đặc sắc riêng, các câu chuyện được dựa trên những câu chuyện hài trong cuộc sống để mang đến tiếng cười. Thế nhưng những câu chuyện đó đôi khi lại mang ý nghĩa mỉa mai, châm biếm nhưng được sử dụng những ngôn từ mang hình thái dỉ dỏm, hài hước,
Có rất nhiều câu chuyện cười dưới nhiều hình thức khác nhau phải kể đến như Trạng Quỳnh (Truyện trạng), Truyện khôi hài hay Truyện trào phúng…
Truyện cười mang hiện tượng cười
Trong truyện cười hiển nhiên phải có hiện tượng cười tức là hình thức gây cười. Trong đó, nó được chia làm 2 tiếng cười phổ biến: tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm lý xã hội.
- Tiếng cười sinh học là do chính bản thân chúng ta tự tạo ra, vì vậy mà nó mang tính bản năng, vô thức.
- Còn tiếng cười tâm lý xã hội được hiểu là kiểu cười tán thưởng và phê phán. Cười tán thưởng là sự yêu thích, biểu dương, khen thưởng, ngược lại cười phê phán là tiếng cười châm biếm, mỉa mai.
Chủ đề và mục đích của truyện cười
Tiếng cười mua vui, giải trí
Đối với chủ đề này, mục đích chính là mang đến sự giải trí, vui vẻ và thoải mái với những yếu tố hài hước, dí dỏm. Bên cạnh đó nó còn lồng ghép một vài yếu tố phê phán nhưng rất nhẹ nhàng. Phê phán ở đây thường là nói về những thói hư, tật xấu không đúng với thuần phong mỹ tục, trái với tự nhiên…
=> Mục đích: tạo tiếng cười, giải trí lành mạnh, vui vẻ.
Một số truyện khôi hài được nhiều người đọc như Tay ải tay ai, Tam đại con gà…
Tiếng cười mang tính phê bình, giáo dục
Trong các câu chuyện trào phúng thường mang tính phê phán, giáo dục những việc làm sai trái trong bộ phận nhân dân. Họ mang những bản chất khác (yếu tố trào phúng) ngoài những khía cạnh được khai thác trong các câu chuyện cổ tích hay ca dao.
Một số truyện cười cho thể loại này như Áo mới lợn cưới, Hội sợ vợ…
Tiếng cười mang tính đả kích
Đối với những thể loại truyện mang tính đả kích thường là những truyện cười có yếu tố phê phán cấp bậc cao hơn nhằm đả kích đối tượng, vạch trần sự xấu xa, ác độc. Truyện cười này mang bản chất của giai cấp trong xã hội phong kiến xưa hay còn được gọi là trào phúng thù.
Truyện trào phúng thù nổi tiếng với truyện có tên gọi Trạng Quỳnh nhằm phê phán, tố cáo và lên án, thường mang tính đả kích cao vào chính bọn phong kiến vua chúa thối nát.
Các truyện cười đáng đọc như là Quan huyện thanh liêm, Chỉ có một con ma hay truyện trào phúng thù nổi tiếng trạng Quỳnh…
Phân loại truyện cười
Truyện cười được phân chia thành 2 loại gồm truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi.
Truyện cười kết chuỗi
- Trạng Lợn: các câu chuyện cười này mang tính chất phê phán xoay quanh nhân vật trung tâm.
- Trạng Quỳnh: Truyện Trạng Quỳnh xoay quanh nhân vật chính có trí thông minh, nhanh nhẹn và mưu trí. Thông qua các tình huống trong truyện thể hiện tiếng cười mang tính ca ngợi, tán thưởng, tinh thần dũng cảm dám đối đầu với cái ác.
Truyện cười không kết chuỗi
Truyện cười không kết chuỗi bao gồm 3 thể loại truyện cười phổ biến như Chúng ta truyện tiếu lâm, truyện khôi hài hay truyện trào phúng.
Truyện tiếu lâm là những câu chuyện mượn những câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày để tạo nên tiếng cười có yếu tố hơi tục (Đỡ đẻ giỏi nhất đời, Trời sinh ra thế, Đầy tớ…)
Truyện khôi hài mang đến tiếng cười sảng khoái, thoải mái (Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ…)
Ngược lại, tính chất của truyện trào phúng lại thiên về phê phán những thói xấu xa hay hiện tượng xấu trong cuộc sống. (Lạy cụ đề ạ, truyện Nam mô boong, Phú hộ ngã sông…)
Nghệ thuật của truyện cười khi gây cười
Truyện cười ngoài yếu tố gây cười thì truyện cười còn mang yếu tố nghệ thuật được lồng ghép vào mỗi câu chuyện để thấy được cái hay của nó.
Về nhân vật: Nhân vật thường sẽ là trung tâm gây cười dựa trên các hành vi ứng xử xảy ra trong câu chuyện. Nhân vật sẽ chỉ là hình tượng nhằm tạo nên tiếng cười mà không mang một cuộc đời số phận cụ thể.Vì vậy,các câu chuyện cười thường sẽ chỉ là một tình huống cụ thể, nên các câu chuyện cười thường ngắn. Mỗi câu chuyện sẽ là một tình huống gây cười khác nhau nên không cần xâu chuỗi, logic với nhau.
Các nhân vật trong truyện cười không hẳn sẽ là nhân vật trung tâm gây cười mà có thể là yếu tố gây cười lại là một nhân vật phụ nào đó.
Nội dung của một câu chuyện cười thường có 3 phần như sau:
- Phần 1: Giới thiệu về nhân vật và tình huống, hoàn cảnh gây cười.
- Phần 2: Đưa nội dung đỉnh bằng các hành động, cử chỉ…để gây cười
- Phần 3: Thể hiện cái đáng cười, ý nghĩa và câu chuyện kết thúc.
Hình thức gây cười được sử dụng linh hoạt như lấy tiếng nói, cử chỉ, hành động, thái độ, hoàn cảnh để gây cười phóng đại sự việc.
Các ví dụ trong truyện cười
Câu truyện cười: Con biết rồi!
Câu chuyện gây cười được hé lộ ở câu nói cuối cùng của đứa bé. Tưởng chừng như chỉ là cuộc đối thoại bình thường của hai bố con nhưng ý nghĩa mà tác giả muốn nhắn nhủ tùy vào trường hợp mà chúng ta có những phát ngôn phù hợp nhất.
Trong cuộc sống, mọi lời nói của chúng ta khi phát ngôn cần chính xác và đúng hoàn cảnh, không phát ngôn bừa bãi, nói những điều không hay, không đúng làm tổn thương người khác và bị người khác đánh giá.
Tam đại con gà
Tam đại con gà là một câu chuyện cười nổi tiếng nói về một người không biết gì mà còn giấu dốt. Mở đầu câu chuyện tác giả giới thiệu về một anh chàng trai dốt nát nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây, lên mặt với mọi người. Yếu tố gây cười dần được hé lộ khi nhân vật chính được người người dân mời về dạy học cho bọn trẻ.
Chi tiết chữ đơn giản nhất “Kê” nghĩa là “gà” nhưng thầy giáo còn không biết, lại dạy học trò là “dủ dỉ là con dù dì”. Điều buồn cười hơn khi thầy còn xin cả đài âm dương để chứng minh là mình dạy đúng. Đỉnh điểm gây cười ở chỗ đã sai còn ngụy biện, nói cùn “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Tam đại con gà ra đời nhằm phê phán những thể loại không biết mà lại còn ra vẻ.
Ý nghĩa: Qua câu chuyện “Tam đại con gà” tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người rằng, bản thân mỗi người đừng quá tự đề cao mình mà giấu dốt, điều này sẽ gây tai hại rất lớn cho chính mình, còn là trò cười để người người khác mỉa mai, châm biếm.
Trong kho tàng văn học dân gian của nhân loại có rất nhiều câu truyện cười hay, giải trí mang rất nhiều bài học và ý nghĩa quý giá trong cuộc sống “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.
Hi vọng những kiến thức về truyện cười là gì, phân loại của truyện cười sẽ giúp ích được cho các bạn hiểu hơn về thế giới truyện cười.
- Xem thêm: Hành động nói là gì? Đặc điểm và ví dụ về hành động nói
Hành động nói là gì? Đặc điểm và ví dụ về hành động nói
Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu trần thuật đơn
Câu phủ định là gì? Chức năng và ví dụ về câu phủ định
Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Ví dụ và bài tập
Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Vai trò và ví dụ về trợ từ thán từ
Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ về câu cầu khiến
Tình thái từ là gì? Cách dùng và ví dụ về tình thái từ