Tóm tắt Hai cây phong ngắn nhất chọn lọc hay nhất
Tóm tắt Hai cây phong ngắn gọn cực hay, tìm hiểu bố cục tác phẩm Hai cây phong và nội dung qua từng đoạn được chia sẻ trong bài viết này.
Văn học lớp 8 được đánh giá là có nhiều tác phẩm hay, kể cả trong và ngoài nước. Trong văn học nước ngoài, có thể kể đến Hai cây phong của nhà văn Ai-ma-tốp. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, hãy cùng tìm hiểu bố cục và tóm tắt Hai cây phong. Hy vọng, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.
Contents
Khái quát tác giả, tác phẩm
Tác giả
Ai-ma-tốp là nhà văn đến từ Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô cũ trước đây. Ông bắt đầu sáng tác văn học từ khi còn là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành phóng viên báo sự thật tại quê nhà.
Ai-ma-tốp chủ yếu khai thác chủ đề liên quan đến đời sống khắc nghiệt nhưng không thiếu đi vẻ trữ tình. Đó cũng chính là nét đẹp đặc trưng ở vùng rừng núi Cư-rơ-gư-xtan quê ông. Chính tình yêu, tình bạn là nguồn lực giúp họ chiến đấu bảo vệ quê hương trong chiến tranh. Là tiền đề để những nữ thanh niên đứng lên xóa bỏ tập tục lạc hậu.
Tác phẩm
Dưới ngòi bút đầu chất hội họa và dạt dào cảm xúc, hai cây phong xuất hiện càng thêm rõ nét trước người đọc. Qua tác phẩm, chúng ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước. Nhất là sự xúc động, tôn kính hay cây đại thụ kia. Bởi, nó được chính tay người thầy vun trồng, cũng như ước mơ của đứa trẻ được thầy nuôi dưỡng.
Tác phẩm để lại cho chúng ta nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Việc lựa chọn ngôi kể, người kể phù hợp giúp cho hai mạch kể được lồng ghép vào nhau. Câu chuyện tăng thêm sự mới mẻ, độc đáo. Kết hợp giữa lối kể vừa miêu tả, vừa biểu cảm chạm đến tâm thức của người đọc. Những liên tưởng độc đáo cùng nghệ thuật nhân hóa góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Bố cục Hai cây phong
Hai cây phong được trích trong tập truyện Người thầy đầu tiên. Tác phẩm được chia làm bốn phần.
Phần 1: Từ đầu -> cho đến “say sưa ngất ngây”
=> Nội dung phần 1: Giới thiệu về làng Ku-Ku-rêu và hai cây phong.
Phần 2: Từ đoạn “trong làng tôi” -> cho đến “chiếc gương thần xanh”
=> Nội dung phần 2: Nói về cảm nhận của nhân vật tôi về cây phong.
Phần 3: Từ đoạn “vào năm học cuối cùng” -> cho đến “biêng biếc kia“
=> Nội dung phần 3: Kể lại câu chuyện hai cây phong và ký ức tuổi thơ.
Phần 4: Đoạn còn lại
=> Nội dung phần 4: Nhắc đến hai cây phong và người thầy Đuy-sen.
Tóm tắt Hai cây phong (Mẫu số 1)
Ku-ru-rêu là một ngôi làng nhỏ nằm ở ven chân núi, phía dưới chính là thung lũng vàng. Bên trên là những ngọn đồi cao, lộng gió với hai cây phong to lớn. Nó chẳng khác gì những ngọn hải lăng phơi mình trong gió. Giống như một biểu tượng có từ lâu của ngôi làng.
Vào năm học cuối, lũ trẻ thường kéo nhau đến đây để phá tổ chim. Chúng leo lên những cành cây cao vút và nhìn thấy những vùng đất mới mà nó chưa từng biết. Cả những con sông vốn chỉ xuất hiện trong lời kể của thầy cô.
Nhân vật “tôi” cảm nhận rõ ràng sự gắn bó giữa mình và hai cây phong ấy. Những âm thanh diệu kỳ cùng ký ức tuổi thơ ồ ạt kéo về. “Tôi” nhớ đến người thầy Đuy-sen. Người dân nơi đây dành tình cảm trân trọng đối với hai cây phong cũng giống như đối với thầy ấy. Một con người liêm chính, cao đẹp và là người vun đắp tia hy vọng mới cho những đứa trẻ trong làng.
Tóm tắt Hai cây phong (Mẫu số 2)
Hai cây phong là câu chuyện cuộc đời của An-tư-nai. Cô bé mồ côi từ nhỏ sống cùng một chú nhím tại cái làng nhỏ Ku-ru-kêu. Cuộc sống nơi đây còn rất nhiều khó khăn, tư tưởng phong kiến cùng những tư tưởng lạc hậu đè nén họ. An- tư- nai cũng là nạn nhân của những hủ tục đó. Chính thời điểm này, thầy Đuy sen về làng, mở lớp và đã giúp cô bé được đến trường. Ông giải cứu cô bé khi bị bà thím ép phải đi lấy chồng. Cô được tiếp tục đi học tại Mát-xcơ-va và trở thành một nữ tu viện nổi tiếng.
Hai cây phong không chỉ là câu chuyện của chính nó. Mà còn là câu chuyện về tình người, tình cảm của Đuy-sen. Người đã xây đắp ước mơ cho lũ trẻ trong làng.
Tác phẩm đã để lại nhiều bài học cho chúng ta, nhất là bài học về tình yêu quê hương đất nước. Về tình cảm của những con người làng Ku-ku-rêu đối với người đã cứu vớt cuộc đời họ. Hy vọng với bài tóm tắt Hai cây phong sẽ giúp học sinh hiểu hơn về tác phẩm này.
- Xem thêm: Tóm tắt Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn và đủ ý
Tóm tắt Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn và đủ ý
Thuyết minh về áo dài Việt Nam (Dàn ý + Mẫu hay)
Phân tích lợi ích của việc đi bộ ngao du hay và đặc sắc
Nội dung, ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đi đường
Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên hay và chi tiết
Dàn ý và bài văn thuyết minh về cách làm diều giấy
Dàn ý và bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát chọn lọc